Tâm lý tiêu cực có dẫn đến chậm có con không?

Thứ Hai, 26/08/2019 11:39 AM (GMT+7)

Áp lực của phụ nữ hiếm muộn đến từ nhiều phía: bản thân, chồng, gia đình chồng, bạn bè, đồng nghiệp rồi dư luận xã hội. Đặc biệt nhất là áp lực mong có con có cháu từ phía nhà chồng. Nếu chồng là con một thì càng ám ảnh đến tâm lý của những người phụ nữ hiếm muộn hơn.

Căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời tác động tiêu cực đến khả năng mang thai. Căng thẳng cản trở chức năng vùng dưới đồi, kiểm soát tuyến yên. Đây là bộ phận điều hòa tuyến thượng thận, tuyến giáp và buồng trứng. Từ đó nó sẽ gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, giảm khả năng thụ thai.

Tam ly tieu cuc co dan den cham co con khong.mp4.00_02_58_25.Still001

Ở một số cặp vợ chồng có hiện tượng tiêu cực trong tâm lý, đặc biệt là những cặp vô sinh hiếm muộn. Áp lực việc có con dễ khiến họ tiêu cực, máy móc trong cách quan hệ tình dục và thời gian quan hệ khiến đôi khi không đạt được kết quả như mong muốn. Điều này là không nên bởi áp lực có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng và tinh trùng. Do đó, tâm lý thoải mái là rất cần thiết để người vợ thụ thai thành công.

Hiếm muộn là một trong những bệnh lý phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Một cặp vợ chồng sinh sống với nhau, không dùng biện pháp ngừa thai nào trên một năm mà vẫn không có thai, có thể xem là đã mắc chứng hiếm muộn, vô sinh.

nguyen_nhan_kho_co_thai_4

Phụ nữ bị áp lực tâm lý thì sự rụng trứng có thể bị ức chế và sẽ gặp khó khăn trong việc thụ thai.

Ngoài nguyên nhân do cơ địa của từng người (nam, nữ có những khuyết tật bẩm sinh ở bộ phận sinh dục), còn có các yếu tố bên ngoài là nguyên nhân làm xấu đi sức khỏe sinh sản: ô nhiễm môi trường, vô tình sử dụng các loại hóa chất độc hại trong thức ăn, nước uống, lối sống phung phí sức khỏe khi sử dụng rượu bia, thuốc lá thái quá, căng thẳng trong cuộc sống… Các yếu tố trên làm cho cả vợ chồng đều bị suy giảm chức năng sinh sản.

Qua tìm hiểu cho thấy, áp lực của phụ nữ hiếm muộn đến từ nhiều phía: bản thân, chồng, gia đình chồng, bạn bè, đồng nghiệp rồi dư luận xã hội. Đặc biệt nhất là áp lực mong có con có cháu từ phía nhà chồng. Nếu chồng là con một thì càng ám ảnh đến tâm lý của những người phụ nữ hiếm muộn hơn.

Đã có những trường hợp hiếm muộn bị gia đình chồng gây áp lực để vợ chồng phải bỏ nhau. Tình trạng hiếm muộn ảnh hưởng nhiều mặt đến cuộc sống gia đình, thậm chí có thể trở thành “bi kịch” trong đời sống vợ chồng. Không ít phụ nữ vì mặc cảm bởi những câu nói cay độc từ những người xung quanh mà cố tình giấu giếm, không dám đi khám và điều trị bệnh.

Suy nghĩ lạc hậu này đã khiến họ ngày càng xa cách, tách biệt với người xung quanh. Khi rơi vào cảnh hiếm muộn, dù nguyên nhân xuất phát từ người nào thì các đôi vợ chồng vẫn cần phải có sự đồng tâm nhất trí, sự cảm thông từ người bạn đời.

Phụ nữ bị áp lực tâm lý thì sự rụng trứng có thể bị ức chế và sẽ gặp khó khăn trong việc thụ thai. Với người chồng, sự căng thẳng tâm lý sẽ ức chế quá trình sản xuất tinh trùng. Do đó, các cặp vợ chồng nên tạo cho mình tâm lý thoải mái, vui vẻ.

Sau khoảng 1 năm quan hệ bình thường, không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà vẫn chưa có con, nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Nếu phát hiện sớm, cơ hội điều trị hiếm muộn thành công sẽ cao hơn. Trong quá trình điều trị hiếm muộn, cả 2 vợ chồng cần phải kiên nhẫn.

Khi trút bỏ được căng thẳng và áp lực từ việc mong muốn có con, những cặp vợ chồng hiếm muộn có thể sẽ dễ dàng thụ thai hơn mà không phải nhờ đến bác sĩ. Ngoài ra, khi rơi vào hoàn cảnh này, các cặp vợ chồng cũng nên chia sẻ với người có cùng cảnh ngộ về kinh nghiệm của bản thân để cùng tham khảo và lựa chọn cho mình giải pháp phù hợp nhất. Điều quan trọng nhất là sự cảm thông, hiểu nhau của hai vợ chồng.

Phạm Thanh Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....