Thái Bình truyền thông giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trong trường học

Thứ Tư, 08/01/2020 12:39 PM (GMT+7)

Nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, nhiều mô hình, đề án đã được ngành Y tế tỉnh Thái Bình triển khai, trong đó có mô hình lồng ghép nội dung giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại các trường trung học cơ sở.

Thai_binh_truyen_thong_giam_thieu_mat_can_bang_gioi_tinh_khi_sinh_trong_truong_hoc

Truyền thông giáo dục giới tính cho học sinh THCS trên địa bàn tỉnh.

Thông qua những hoạt động như: xây dựng góc thân thiện, thành lập các câu lạc bộ tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề..., mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới, hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Trường THCS Vũ Tiến (Vũ Thư) là 1 trong 8 trường trên địa bàn tỉnh được lựa chọn để triển khai thực hiện mô hình. Ngay sau khi được chọn, nhà trường đã thành lập câu lạc bộ tuyên truyền với 45 thành viên là học sinh của các khối lớp. Các thành viên trong câu lạc bộ đã tổ chức nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền trực quan, tổ chức diễn đàn giao lưu, cuộc thi, trò chơi và sử dụng tuyên truyền viên để tuyên truyền trực tiếp các nội dung về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh vào các hoạt động ngoại khóa. Ông Vũ Ngọc Phan, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Vũ Tiến chia sẻ: Làm thế nào để các em học sinh tiếp thu được kiến thức về giới, sức khỏe sinh sản vị thành niên, mất cân bằng giới tính khi sinh hiệu quả nhất, nhà trường đã thành lập câu lạc bộ tuyên truyền, chuyển tải thông tin tới gần 500 học sinh bằng nghệ thuật chèo. Những hoạt cảnh, lời ca, trò chơi hái hoa dân chủ đã cung cấp những nội dung về công tác dân số - KHHGĐ, thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và những hệ lụy đến các em một cách rất gần gũi. Việc chuyển tải thông tin bằng hình thức sân khấu hóa đã giúp các em thu nhận kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó. Từ những kiến thức thu được, các em sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực đưa thông tin tới gia đình, cộng đồng.

Cùng với Trường THCS Vũ Tiến, trong năm 2019, 7 trường tiểu học và THCS ở các xã, phường đã triển khai, duy trì mô hình gồm: Quỳnh Hưng (Quỳnh Phụ); Đông Các (Đông Hưng); Trần Phú, Đề Thám (thành phố Thái Bình), Quyết Tiến (Kiến Xương), Đông Lâm (Tiền Hải) và Đoan Hùng (Hưng Hà). Các trường đã tổ chức nhiều hoạt động, tập trung vào việc xây dựng và triển khai góc thân thiện, thành lập các câu lạc bộ, tập huấn cho ban điều hành, ban cố vấn, ban chủ nhiệm câu lạc bộ... Hết năm 2019, các trường đã xây dựng 8 góc thân thiện. Góc thân thiện đã tổ chức 22 buổi nói chuyện chuyên đề về bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh cho 660 học sinh. Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ đã tổ chức 32 buổi sinh hoạt với chủ đề: giới và bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tuổi dậy thì, tình yêu, tình bạn tuổi vị thành niên, kỹ năng sống của vị thành niên thu hút 960 lượt học sinh tham gia. Bên cạnh đó, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã phát 6.300 tờ rơi, 112 cuốn tài liệu và tổ chức 22 buổi giao lưu ở các trường đồng thời giám sát việc thực hiện hoạt động mô hình ở các trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Bà Đoàn Thị Thanh Hằng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh cho biết: Năm 2019 là năm thứ hai triển khai và duy trì mô hình lồng ghép nội dung giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Việc thực hiện mô hình ở các trường học đã đáp ứng được mục tiêu nâng cao nhận thức về mất cân bằng giới tính khi sinh, giới, bình đẳng giới; nâng cao năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa cho học sinh các trường THCS. Ngoài đối tượng trực tiếp tham gia là học sinh, mô hình còn hướng tới những đối tượng gián tiếp là phụ huynh học sinh và cán bộ, giáo viên các trường.

Mất cân bằng giới tính khi sinh mang đến nhiều hệ hụy cho gia đình, xã hội, bởi vậy, nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh cho học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường là việc làm cần thiết. Từ kết quả đạt được, thời gian tới, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh sẽ nghiên cứu, nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh.

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....