Tháo vòng tránh thai bao lâu thì nên có bầu?

Thứ Tư, 29/04/2020 02:56 PM (GMT+7)

Về thời gian mang thai, ngay sau khi tháo vòng phụ nữ đã có khả năng mang thai trở lại. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên phụ nữ không nên thụ thai ngay sau khi tháo vòng.

vong-tranh-thai--

Tháo vòng tránh thai khi nào?

Sử dụng vòng tránh thai là biện pháp an toàn, tiết kiệm và cho hiệu quả cao nếu thủ thuật được thực hiện đúng và bản thân người phụ nữ hợp với phương pháp ngừa thai này. Tuy nhiên, các chuyên gia sản phụ khoa cũng khuyến cáo phụ nữ nên tháo vòng trong những trường hợp sau:

Vòng hết hạn sử dụng: vòng tránh thai làm bằng chất dẻo có thời hạn 5 – 7 năm, vòng tránh thai bằng thép không gỉ có thời hạn sử dụng 10 – 15 năm. Tháo vòng đúng hạn giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm như gây đau vùng chậu, dính tử cung,...

Có ý định mang thai.

Vòng bị rộng, đặt lệch hoặc gây thủng tử cung nhưng chưa đi vào khoang bụng.

Bị viêm vùng chậu cấp, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u ác tính ở tử cung.

Mãn kinh quá 6 tháng.

Có thai trong khi đang đặt vòng tránh thai: trường hợp này cần được thăm khám chuyên môn để đánh giá xem có nên tháo vòng hay không.

Tháo vòng tránh thai như thế nào?

Thủ thuật tháo vòng tránh thai cần được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, có thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn và không để lại di chứng cho chị em sau này. Dù lựa chọn thực hiện tháo vòng tránh thai ở đâu cũng đều có chung quy trình thực hiện: bác sĩ xác định dây nối với vòng tránh thai, tiến hành kéo để lấy vòng ra khỏi tử cung. Trong trường hợp không thấy được dây vòng hoặc kéo dây không tháo được vòng, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hoặc nội soi để xác định vị trí vòng tránh thai và tháo vòng với sự trợ giúp của các thiết bị y tế.

Tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu?

Một trong những chỉ định sau thực hiện thủ thuật tháo vòng tránh thai là thời gian kiêng quan hệ tình dục. Theo các chuyên gia sản – phụ khoa, sau khi tháo vòng tránh thai khoảng 7 - 10 ngày, các cặp vợ chồng có thể quan hệ tình dục bình thường. Trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn hormone, chảy máu âm đạo thì cần kiêng quan hệ lâu hơn. Nếu quan hệ lại quá sớm, phụ nữ dễ bị rau rát vùng kín, mất cảm giác, thậm chí tổn thương tử cung và âm đạo.

 Về thời gian mang thai, ngay sau khi tháo vòng phụ nữ đã có khả năng mang thai trở lại. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên phụ nữ không nên thụ thai ngay sau khi tháo vòng. Nguyên nhân là bởi việc đặt vòng tránh thai sẽ ảnh hưởng tới tử cung, nếu mang thai khi tử cung chưa ổn định dễ dẫn đến sảy thai, sinh non. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh sản, đợi tử cung có thời gian phục hồi, các cặp vợ chồng nên chờ khoảng 2 – 3 tháng sau tháo vòng mới mang thai.

Thêm vào đó, để thai kỳ thuận lợi, trước khi mang thai khoảng 3 tháng, phụ nữ nên tiêm phòng vắc xin cúm, rubella,... bổ sung thêm sắt và acid folic,... để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, trong thời gian chờ đợi, chị em nên thực hiện những việc trên trước khi mang thai.

Lưu ý: Sau khi tháo vòng, phụ nữ nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh để chống viêm, hạn chế vận động mạnh, có chế độ ăn uống – nghỉ ngơi khoa học, kiêng sinh hoạt vợ chồng và có thai ở thời điểm thích hợp để bảo toàn sức khỏe và khả năng sinh sản.

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự Chủ động phòng ngừa và điều trị vô sinh ở nam giới và nữ giới

Được làm cha, làm mẹ là mong mỏi bình dị, thiêng liêng của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân...

Phóng sự Mang thai, nạo phá thai ở trẻ vị thành niên ngày càng tăng: Nguyên nhân và những hậu quả đáng tiếc

Do những nguyên nhân khác nhau, quan hệ tình dục sớm và tình trạng nạo, phá thai ở lứa tuổi VTN đang là vấn đề...