Thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì: Những điều cần lưu ý

Thứ Bảy, 26/11/2022 02:53 PM (GMT+7)

Thiếu máu nhược sắc là tình trạng thường gặp ở trẻ tuổi dậy thì. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bé uể oải, kém năng động và học tập không hiệu quả.

Thiếu máu nhược sắc (hypochromic anemia), hay còn được gọi là “thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc”, là tình trạng suy giảm số lượng huyết sắc tố trong tế bào khiến hồng cầu nhỏ và nhạt màu hơn bình thường. Hậu quả của tình trạng này là khả năng vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể bị suy giảm.Khoảng 20-25% bé gái bị thiếu máu nhược sắc, hay còn gọi là “chứng xanh lướt thiếu nữ”. Đó là biểu hiện của chứng thiếu máu do thiếu sắt. Ở tuổi vị thành niên, nhu cầu sắt ở bé gái vào khoảng 2,4ml/ngày (gấp đôi bé trai). Bệnh thiếu máu nhược sắc được đánh giá qua những chỉ số sinh hóa như sau: Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC): nhỏ hơn 280g/lLượng huyết sắc tố trung bình có trong một hồng cầu (MCH): nhỏ hơn 27pgThể tích trung bình hồng cầu (MCV): nhỏ hơn 60fl

Dấu hiệu của thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì

- Sức chịu đựng kém, cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, suy nhược

- Da tái xanh, nhợt nhạt

- Thường hay nhức đầu, chóng mặt, ù tai, kém tập trung

- Chán ăn, đầy hơi, bụng khó chịu, rối loạn tiêu hóa

- Tóc khô và dễ gãy rụng

- Móng tay, móng chân giòn, bị biến dạng và dễ gãy

- Cơ thể chậm phát triển

- Khó thở, tim đập nhanh khi làm việc nặng nhọc

- Thường xuyên bị viêm nướu, lưỡi sưng đau, môi nứt nẻ

- Thiếu năng động so với độ tuổi

tuoi-day-thi-2-1653142389170198038630

Nguyên nhân gây ra thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì

- Thiếu sắt: Đây có lẽ là nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến nhất xảy ra khi cơ thể không tích trữ đủ khoáng chất này nhằm phục vụ cho mục tiêu tạo ra những tế bào máu khỏe mạnh. Thêm vào đó, do nhu cầu về sắt tăng khá cao trong giai đoạn dậy thì để bắt kịp tốc độ phát triển mà thanh thiếu niên cũng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt.

- Thiếu vitamin: Tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin xảy ra khi cơ thể không nhận đủ dưỡng chất để sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, chẳng hạn như vitamin B12, B6 và vitamin B9 (hay còn gọi là axit folic). Chúng đều đóng vai trò trong việc tạo ra lượng hồng cầu cần thiết để cung cấp oxy đến các tế bào khắp cơ thể. Nếu nồng độ của một hoặc nhiều vitamin ở mức thấp, trẻ trong độ tuổi vị thành niên có thể bị thiếu máu. 

- Mất máu: Việc mất máu do chấn thương hoặc chảy máu đường tiêu hóa bởi các bệnh dạ dày, hành kinh kéo dài ở nữ giới cũng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nhược sắc.

- Khả năng hấp thụ kém: Một số tình trạng sức khỏe như bệnh celiac sẽ cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Điều này khiến trẻ trong độ tuổi dậy thì không thể phát triển, làm gia tăng nguy cơ bị thiếu máu trong tương lai nếu không phát hiện kịp thời.

- Tan máu bẩm sinh thalassemia: Bệnh thalassemia là một dạng rối loạn máu di truyền khiến cơ thể tạo ra huyết sắc tố hemoglobin bất thường, từ đó dẫn đến sự phá hủy quá mức của các tế bào hồng cầu và gây ra thiếu máu.

- Rối loạn huyết sắc tố: Phân tử hemoglobin có cấu trúc bất thường do rối loạn chuyển hóa vitamin B6, ngộ độc chì, ngộ độc thuốc isoniazid hoặc sử dụng thuốc chloramphenicol.

- Bệnh lý gây viêm: Những căn bệnh như bệnh thận, viêm khớp dạng thấp, ung thư, HIV/AIDS, bệnh Crohn... có thể gây cản trở quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể.

- Bệnh lý đường tiêu hóa: Các bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày và tình trạng nhiễm ký sinh trùng như giun móc, không những gây mất màu mà còn khiến cơ thể khó hấp thụ sắt hơn bình thường.

- Bệnh lý tủy xương: Bệnh bạch cầu và bệnh tủy khiến tủy xương sản xuất ít hồng cầu hơn.

Chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện tình trạng thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì

- Chế độ ăn giàu vitamin B12, B9: Tuy không được chú ý nhiều như khoáng chất sắt nhưng cả vitamin B9 (axit folic) và vitamin B12 đều là hai vitamin nhóm B cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu cũng như tối ưu hóa khả năng sử dụng sắt của cơ thể. Việc thiếu hụt các dưỡng chất trên sẽ cản trở quá trình cải thiện bệnh thiếu máu nhược sắc ở tuổi dậy thì. Vì vậy, bạn nên quan tâm tìm hiểu các thực phẩm giàu vitamin B9, B12 để bổ sung vào chế độ ăn cho trẻ. Theo các chuyên gia, các thực phẩm dồi dào 2 khoáng chất trên gồm: Gan, Cá ngừ, Sữa, Trứng, Cơm, Mì ống, Bánh mì, Nước cam, Rau màu xanh lá đậm.

thieu-mau-nhuoc-sac-o-tre-tuoi-day-thi-la-benh-gi-4

- Chế độ ăn giàu vitamin C: Vitamin C sẽ hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, qua đó cải thiện thiếu máu. Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng bổ sung 100mg vitamin C trong bữa ăn sẽ giúp tăng năng suất hấp thu sắt lên 67%. Chưa kể, dưỡng chất này còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng, chống lại những bệnh vặt thông thường. Do vậy, bố mẹ hãy khuyến khích con mình ăn những thực phẩm giàu vitamin C để hỗ trợ cải thiện bệnh thiếu máu nhược sắc, chẳng hạn như: Ổi, Sơ ri, Dâu, Cam, Đu đủ, Cà chua, Đậu Hà Lan, Cải xoăn kale, Bông cải xanh.

- Chế độ ăn giàu chất sắt tốt cho bệnh thiếu máu nhược sắc: Khi bị thiếu máu do thiếu sắt, việc chú trọng ăn các món dồi dào chất sắt để bổ sung khoáng chất này cho cơ thể là điều cần được quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Một số thực phẩm chứa nhiều sắt tốt bao gồm: Tảo xoắn, Cải bó xôi, Trứng, Thịt đỏ, Gan, Đậu gà, Đậu nành, Hạt bí ngô, Ngũ cốc ăn sáng, Hải sản có vỏ (hàu, hến, nghêu…)

- Bổ sung sắt từ viên uống: Nếu vẫn còn lo ngại không thể bổ sung đủ những vitamin và khoáng chất cần thiết từ thực phẩm khi mắc bệnh thiếu máu nhược sắc thì việc tăng cường hấp thu thông qua sử dụng viên uống bổ sung sắt sẽ là một gợi ý hay dành cho các thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Viên sắt có thành phần là sắt hữu cơ (sắt fumarate) nhằm đảm bảo hàm lượng sắt cao, dễ hấp thu, đồng thời ít gây táo bón. Viên uống chứa sắt kết hợp với axit folic cùng vitamin B12. Đây đều là các dưỡng chất thiết yếu cho quá trình sản xuất hồng cầu, duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào máu, tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể…

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....