Thụ tinh nhân tạo thất bại: Chất lượng tinh trùng có phải là nguyên nhân?

Thứ Ba, 06/12/2022 07:28 PM (GMT+7)

Thụ tinh nhân tạo (IVF) bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Kỹ thuật này cho phép giảm lượng tinh trùng tốt đầu vào từ hàng triệu con xuống còn vài con và trở thành nền tảng của phương pháp điều trị hiếm muộn trên toàn cầu.

Tỷ lệ mang thai trung bình mỗi chu kỳ của IVF hiện chỉ là 32 phần trăm. Điều này có nghĩa là hầu hết các cặp vợ chồng sẽ cần phải trải qua một số chu kỳ điều trị tốn kém để có thể có con. Đáng buồn thay, ngay cả khi điều trị nhiều lần, nhiều cặp vợ chồng vẫn không thụ thai ngay cả khi thụ tinh nhân tạo. Điều quan trọng là phải hiểu lý do thụ tinh ống nghiệm thất bại để cải thiện khả năng thụ thai và giảm số chu kỳ cần thiết để có con.

1. Lý do dẫn đến IVF thất bại 

 - Tuổi mẹ cao

 - Chất lượng trứng kém

 - Các vấn đề về cấy ghép phôi

 - Bất thường di truyền trong phôi thai

 - Vấn đề chất lượng tinh trùng

Trước đây, các bác sĩ IVF thường tập trung chủ yếu vào các vấn đề lâm sàng ở người mẹ mà ít chú ý đến các yếu tố nam, bao gồm cả chất lượng tinh trùng của nam giới. Niềm tin phổ biến là miễn có sẵn tinh trùng di chuyển trong tinh dịch thì chúng là ứng cử viên đủ tốt cho IVF. Một số bác sĩ cho rằng chất lượng tinh trùng kém ít liên quan đến việc thụ tinh ống nghiệm không thành công và hầu như không có gì để cải thiện tình hình nam giới.

202012

2. Phân tích tinh dịch 

Từ trước đến nay, phân tích tinh dịch là xét nghiệm duy nhất được sử dụng để đánh giá chất lượng tinh trùng. Nó kiểm tra một số thông số quan trọng nhưng những yếu tố này cung cấp cho các bác sĩ sự hiểu biết hạn chế về chất lượng của tinh trùng. Việc phân tích tinh dịch chỉ là một xét nghiệm quan sát. Việc kiểm tra bằng mắt thường không cho chúng ta biết nhiều về khả năng hoạt động của tinh trùng - cách chúng thực sự hoạt động trong tình huống tự nhiên hoặc với IVF.

Một xét nghiệm đầy đủ hơn, cung cấp thông tin chi tiết hơn đã được phát triển đó là xét nghiệm mức độ phân mảnh ADN tinh trùng. Xét nghiệm này cung cấp thông tin về tỷ lệ tinh trùng có bất thường di truyền (tinh trùng có ADN bị phân mảnh). Khi xét nghiệm này cho thấy tổn thương hơn 30% tổng số tinh trùng, thì khả năng mang thai sẽ giảm xuống (ngay cả với IVF) và khả năng sảy thai tăng lên đáng kể. Rõ ràng là tinh trùng có mức độ tổn thương DNA cao không hoạt động tốt như tinh trùng có mức độ tổn thương bình thường hoặc thấp.

Sự phân mảnh ADN tinh trùng có thể dẫn đến:

 - Thụ tinh thất bại

 - Phôi kém phát triển

 - Không thụ thai

 - Sảy thai hoặc tăng khả năng xảy ra

Tuy vậy mức độ tổn thương ADN trong tinh trùng có thể được giảm bớt hoặc cải thiện tốt hơn. Để sửa chữa ADN bị hư hỏng trong tinh trùng, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tổn thương. Có nhiều khả năng xảy ra bao gồm tình trạng thể chất, thuốc men, tiếp xúc với hóa chất và chất độc nguy hiểm và một số tác nhân phổ biến khác như:

 - Giãn tĩnh mạch tinh hoàn

 - Nhiễm trùng tuyến tiền liệt

 - Tắc nghẽn

 - Thuốc chống trầm cảm

 - Hóa trị liệu điều trị ung thư

 - Sốt

 - Uống nhiều cà phê

 - Hút thuốc

Phần lớn tổn thương đối với tinh trùng xảy ra sau khi chúng rời khỏi tinh hoàn, nơi chúng được sản xuất và đi vào đường sinh sản (mào tinh), nơi chúng được lưu trữ, vận chuyển và trưởng thành. Tinh hoàn là một môi trường bảo vệ cao, giàu chất chống oxy hóa. Các hóa chất này trung hòa các gốc tự do gây tổn thương DNA. Tinh trùng trở nên dễ bị tổn thương khi chúng di chuyển ra khỏi môi trường bảo vệ đó. Chúng thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn khi chúng đã trộn lẫn với dịch tuyến tiền liệt, đặc biệt nếu bị viêm ở đường sinh sản.

Bằng cách hạn chế tiếp xúc các yếu tố gây phân mảnh tinh trùng, có lối sống phù hợp hoặc thậm chí có thể can thiệp sâu vào tinh hoàn để thu được tinh trùng chất lượng tốt (trong trường hợp tỷ lệ phân mảnh ADN tinh trùng cao) sẽ giúp cải thiện chất lượng tinh trùng và qua đó cải thiện tỷ lệ thành công của kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....