Thừa cân và béo phì ở trẻ em

Thứ Tư, 08/11/2023 04:05 PM (GMT+7)

Béo phì trên toàn thế giới đã tăng gần gấp ba kể từ năm 1975. Hơn 340 triệu trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-19 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì vào năm 2016. Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020.

Béo phì và thừa cân là gì?

thua-can-beo-phi-1632533563267702859198

Thừa cân và béo phì được định nghĩa là tình trạng tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức có thể làm suy giảm sức khỏe.

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là chỉ số đơn giản về cân nặng theo chiều cao, thường được sử dụng để phân loại thừa cân và béo phì ở người lớn, được tính bằng cách lấy trọng lượng của một người tính bằng kilogam chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét (kg/m2).

  • Đối với trẻ từ 2-5 tuổi: thừa cân khi z-score BMI ≥ 2SD và béo phì khi ≥ 3SD.  
  • Đối với trẻ từ 5-18 tuổi: thừa cân khi z-score BMI ≥ 1SD và béo phì khi ≥ 2SD.

Nguyên nhân của thừa cân và béo phì

download
  • Ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn và thức ăn nhanh có nhiều chất béo và đường
  • Khẩu phần ăn vượt quá năng lượng mà cơ thể cần nạp vào
  • Thói quen dung nạp quá nhiều loại đồ uống có đường như trà sữa, nước trái cây hay nước ngọt
  • Lười vận động
  • Di truyền
  • Bệnh lý rối loạn nội tiết và chuyển hóa
  • Sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao

Hậu quả của thừa cân béo phì ở trẻ em

  • Tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành khi trưởng thành.
  • Ảnh hưởng lên hệ nội tiết – chuyển hóa: cường insulin (hạ đường huyết), đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.
  • Trẻ dễ gặp chứng ngưng thở khi ngủ và hội chứng giảm thông khí.
  • Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: gan nhiễm mỡ, xơ gan, sỏi mật.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, dư mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu.
  • Bé dễ mắc các bệnh như thoái hóa khớp, đau thắt lưng do trọng lượng cơ thể tăng, gây sức nặng đè ép lên các khớp của trẻ.
  • Có nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư, giảm tuổi thọ ở người lớn.

Biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa thừa, cân béo phì ở trẻ

20210417_141602_544846_tre_tap_the_duc_1.max-1800x1800
  • Khuyến khích lối sống tích cực năng động (hoạt động thể lực, thường xuyên vận động).
  • Hạn chế xem ti vi, chơi game trên các thiết bị máy tính.
  • Khuyến khích sử dụng khẩu phần ăn nhiều rau và trái cây.
  • Hạn chế khẩu phần ăn gồm các thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng (như các đồ ăn vặt đóng gói, các thức ăn chế biến sẵn nhiều calo, nhiều chất béo no).
  • Hạn chế khẩu phần đồ uống có đường.
  • Theo dõi cân nặng, chiều cao để duy trì cân nặng (BMI) hợp lý.
Đức Hiếu (Theo WHO)

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....