Thực phẩm cần tránh cho bé từ 12 – 24 tháng tuổi

Thứ Hai, 13/01/2020 10:25 AM (GMT+7)

Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp cân bằng và hỗ trợ sự phát triển của trẻ là rất cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho bé thích hợp nhất trong giai đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi qua bài viết dưới đây.

tre-em

 

Thực phẩm cần tránh cho bé từ 12 – 24 tháng tuổi

Sữa béo 

Ở độ tuổi mới biết đi, bé cần được cung cấp chất béo và calo từ sữa nguyên chất để tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, khi bé đã được 2 tuổi thì nhu cầu về chất béo có thể giảm xuống nếu như bé đã đạt chuẩn chiều cao, cân nặng và không gặp vấn đề về sức khỏe. Mẹ có thể bắt đầu cho bé uống sữa ít béo hơn hoặc giảm sữa béo trước 2 tuổi nếu bé có dấu hiệu bị béo phì.

Thực phẩm gây nghẹt thở

 Thức ăn miếng lớn: Cho dù bé đã mọc một số răng và có thể nhai, nuốt tốt nhưng mẹ vẫn nên cảnh giác với thức ăn dạng miếng lớn, nhất là thức ăn dai, cứng vì có thể làm bé bị mắc nghẹn và nghẹt thở nguy hiểm.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên, bạn nên cắt thức ăn thành những miếng không lớn hơn 1,25cm để bé dễ dàng nhai nuốt. Ví dụ, mẹ luôn cắt các loại trái cây thành miếng nhỏ kể cả nho, cà chua bi hay anh đào và dâu tây trước khi cho bé ăn. Thịt và rau cần được thái nhỏ hoặc xay nhuyễn để nấu cho bé chứ không nên cắt khúc.

Rau: Các loại rau như cà rốt, cần tây, bông cải xanh cũng nên cắt nhỏ dạng hạt lựu và nấu mềm cho bé ăn. 

Quả hạch (các loại hạt vỏ cứng) và hạt: Mẹ không nên cho bé ăn các loại hạt, nhất là hạt vỏ cứng như hạt mắc ca, hạt hướng dương, hạt bí ngô… vì dễ làm bé bị mắc nghẹn, gây nghẹt thở và nhiễm trùng.

Trái cây: Mẹ nên tách hạt khỏi trái cây trước khi cho bé ăn, nhất là các loại trái cây có hạt cứng, gai như hạt quả táo ta, hạt đào… 

Thực phẩm cứng hoặc giòn: Rất nhiều loại thức ăn cứng và giòn mà trẻ con yêu thích đều tiềm ẩn những nguy cơ gây mắc nghẹn cao như bánh quy, bỏng ngô, kẹo mút, kẹo ngậm… Do vậy, với các bé từ 12-24 tháng tuổi, mẹ cần đảm bảo luôn để mắt đến bé khi cho bé ăn nhé.

Thực phẩm dẻo, dính: Các loại kẹo dẻo và dính hầu hết mọi trẻ em đều thích ăn, chẳng hạn như kẹo dẻo chíp chíp, thạch dừa, kẹo cao su, kẹo dừa… Thế nhưng các loại kẹo này lại có thể làm bé bị nghẹn nếu không nhai kỹ.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....