Thuốc kích thích rụng trứng có nguy hiểm không?

Thứ Bảy, 08/12/2018 07:43 PM (GMT+7)

Thuốc kích thích rụng trứng là một trong những phương pháp được sử dụng để điều trị tình trạng vô sinh hiếm muộn ở các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, nguy hiểm từ thuốc kích thích rụng trứng và những tư vấn của bác sĩ vẫn đang là nỗi lo cho nhiều cặp vợ chồng.

thuoc-tang-kha-nang-thu-thai-1

Thuốc kích thích rụng trứng là gì?

Theo nghiên cứu, thuốc kích thích rụng trứng là các loại thuốc nội tiết được chỉ định sử dụng trong trường hợp người phụ nữ bị hội chứng đa nang buồng trứng, những người có nang noãn không phát triển hoặc thường xuyên không rụng trứng. Tiêm thuốc kích thích rụng trứng cũng được các bác sĩ chuyên khoa sản, áp dụng trong trường hợp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.

Thuốc kích thích rụng trứng có hai dạng là thuốc uống và thuốc dạng tiêm. Thông thường, việc tiêm thuốc kích thích rụng trứng được chỉ định cho phụ nữ đáp ứng kém đối với uống thuốc kích trứng. Tỷ lệ phụ nữ có thai nhờ tiêm thuốc kích trứng được thống kê cao hơn uống thuốc kích trứng.

Thuốc kích trứng tác dụng nhiều lần vào các nang noãn phát triển. Khi đó , khả năng có thai ở phụ nữ sẽ cao hơn nhiều. Loại thuốc này sẽ làm thay đổi nội tiết tố liên quan đến sinh sản để tăng cường khả năng phát triển và rụng trong chu kỳ kinh nguyệt, nhờ đó tăng khả năng thụ thai.

Hiện có 2 loại thuốc kích thích trứng rụng cơ bản là clomiphene và gonadotrophin, cùng hai loại thuốc dùng kèm là metformin, bromocriptine. Mỗi loại thuốc chỉ sử dụng trong trường hợp cụ thể và có sự hướng dẫn của bác sĩ:

Clomiphene (Clomid): Làm cơ thể hiểu nhầm là lượng estrogen thấp, gián tiếp gây tăng FSH và LH, từ đó trứng chín và rụng. Thuốc này dùng cho phụ nữ có nồng độ estrogen và chức năng tuyến yên bình thường nhưng không rụng trứng hoặc rụng không đều.

Gonadotrophin (Merional, Menopur): Trực tiếp bổ sung FSH và LH. Vì thế thuốc dùng khi bị suy tuyến yên và kích thích trứng bình thường trở nên khỏe mạnh và dễ thụ thai hơn.

Metformin (Glucophage): Làm giảm kháng insulin, gián tiếp làm giảm androgen và tăng khả năng rụng trứng. Thuốc được dùng kết hợp với clomiphene điều trị bệnh nhân không rụng trứng do hội chứng buồng trứng đa nang.

Bromocriptine (Parlodel): Làm giảm Protaclin, gián tiếp làm tăng FSH và LH. Thuốc chuyên sử dụng cho người không có trứng rụng do tăng protaclin máu.

Thuốc kích thích rụng trứng có nguy hiểm không?

145755-thuoc-kich-rung-trung-1

Nếu cố tình lạm dụng thuốc kích trứng có thể để lại nhiều hệ lụy rất nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ:

Hội chứng quá kích buồng trứng

Một hệ lụy điển hình của thuốc kích trứng khi dùng tùy tiện là dẫn đến hội chứng quá kích buồng trứng. Hội chứng này xảy ra khi buồng trứng phản ứng quá mức với việc sử dụng thuốc kích thích rụng trứng, nhất là thuốc gonadotrophin.

Khi đó, người bệnh thường có dấu hiệu buồn nôn, trướng bụng, khó thở, chân tay phù nề, hình thành các cục máu đông. Cục máu này có thể gây tắc mạch máu dẫn đến tử vong. Tình trạng buồng trứng quá kich thích còn dẫn đến sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn. Việc mang đa thai dễ dẫn đến sinh non và gặp nhiều biến chứng đầu thai kỳ.

Trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh

Các nghiên cứu chỉ ra, nguy cơ bị dị tật bẩm sinh tăng mạnh khi sử dụng thuốc kích thích rụng trứng clomiphene. Nếu sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ sẽ hạn chế được tình trạng này.

Theo nghiên cứu của các bác sĩ tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn tại nước ta chiếm 10% dân số, trong đó 40% do nữ. Vậy nên việc sử dụng thuốc kích thích rụng trứng chiếm tỉ lệ rất cao. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến nghị phụ nữ không nên tư ý sử dụng thuốc mà cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....