Tiêm vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung ở phái nữ: Những điều cần lưu ý

Thứ Tư, 08/11/2023 11:52 AM (GMT+7)

Ung thư cổ tử cung là một trong các loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới và cả Việt Nam. Gần đây, y học đã phát hiện chích ngừa ung thư cổ tử cung bằng vaccine HPV có hiệu quả phòng ngừa căn bệnh này rất tốt.

Hầu như bệnh ung thư cổ tử cung là do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Có hơn 150 loại virus HPV khác nhau và được truyền từ người này sang người khác trong quá trình tiếp xúc da kề da với bộ phận bị nhiễm bệnh. Các loại virus này cũng gây ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn và cổ họng. Ở phụ nữ, virus HPV thường gặp nhất là HPV-16 và HPV-18 có thể dẫn đến các tổn thương tiền ung thư, nếu không được điều trị, có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung.

1. Tầm quan trọng của chích ngừa vaccine HPV

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018 ghi nhận 570.000 ca ung thư cổ tử cung. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của trên 300.000 phụ nữ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Globocan năm 2018, ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3-4 ở phụ nữ. Mỗi năm có khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do căn bệnh này, tức mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt tử vong do ung thư cổ tử cung.  Ung thư cổ tử cung do nhiều nguyên nhân. Trong đó có một nguyên nhân chính là do virus HPV gây ra. Con đường lây truyền phổ biến nhất của HPV là đường tình dục. 70% số ca ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới có liên quan đến chủng HPV (Human papilloma virus) 16 và 18. Ngoài ra còn có một số chủng HPV nguy cơ cao khác nhưng ít phổ biến hơn như 31, 33, 34, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68 và 70.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bao gồm 2 giai đoạn: phòng ngừa tiên phát (bằng cách tiêm ngừa vaccine HPV) và phòng ngừa thứ phát (tầm soát và điều trị những tổn thương tiền ung thư). Trong đó, phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng vaccine là phương pháp an toàn và ít tốn kém hơn. Hai loại vaccine ngừa virus chủng 16 và 18 đã được chấp thuận. Cả 2 đều được ghi nhận là an toàn. Chúng cũng có thể được tiêm cùng với các loại vaccine khác như DTP (Vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván) và viêm gan B.

Có 3 loại vaccine HPV, 1 loại chỉ có tác dụng lên chủng virus 16, 18; 2 loại còn lại còn phòng thêm chủng virus 6, 11 (chủng virus gây bệnh sùi mào gà). Tiêm vaccine cho nữ chưa quan hệ tình dục là phương pháp chính trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vaccine không có tác dụng chữa trị HPV đã nhiễm trước đó hoặc các bệnh có liên quan đến HPV đã mắc. Bởi vì tiêm vaccine không bảo vệ người tiêm khỏi tất cả các chủng HPV có thể gây ung thư. Nữ giới đã được tiêm vaccine HPV vẫn cần được tầm soát ung thư như thường lệ.

2. Độ tuổi phù hợp tiêm chủng HPV

Từ năm 2006, vaccine HPV được điều chế thành công và cấp phép lưu hành trên thị trường. Từ khi có vaccine, nhiều trường hợp ung thư cổ tử dung do HPV đã được phòng ngừa. Vaccin HPV có thể tiêm cho bé gái từ 9 tuổi đến trước 26 tuổi và trước khi quan hệ tình dục. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến nên bắt đầu tiêm vaccine ở tuổi 11 hoặc 12, bởi vaccine tạo ra phản ứng miễn dịch tốt hơn ở độ tuổi này. Theo trang cancer.org (Mỹ), để vaccine HPV hoạt động tốt nhất, điều quan trọng là phải tiêm trước khi tiếp xúc với virus HPV. Đó là lý do tại sao vaccine được khuyến nghị cho trẻ em trước khi các bé lớn lên và quan hệ tình dục. Trẻ em được tiêm vaccine HPV sẽ tạo ra các protein được gọi là kháng thể chống lại virus và có sự bảo vệ lâu dài.

Như vậy, nữ giới nên tiêm liều vaccine HPV đầu tiên trước 15 tuổi có thể sử dụng lộ trình tiêm 2 liều. Khoảng cách giữ 2 liều nên là 6 tháng. Không có khoảng thời gian tối đa giữa 2 mũi tiêm. Tuy nhiên khoảng thời gian này không nên dài hơn 12-15 tháng. Nếu khoảng thời gian giữa các liều ngắn hơn 5 tháng thì liều thứ 3 nên được tiêm cách mũi đầu tiên ít nhất là 6 tháng. Những người suy giảm miễn dịch, bao gồm những người đang mắc HIV và nữ độ tuổi 15 hay lớn hơn cũng nên chích vaccine và cần 3 liều (tại 0, 1-2 và 6 tháng) để có hiệu quả tối đa.

hpv-8278-1588147629-7560-15892-4915-2964-1594980873

3. Hiệu quả của vaccine HPV

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kể từ khi được cấp phép vào năm 2006 đến nay, có hơn 270 triệu liều vaccine ngừa HPV được cung cấp trên toàn cầu. Vaccine HPV có hiệu quả trong phòng ngừa các bệnh ung thư do HPV gây ra khoảng 70%. Hiện có ba loại vaccine HPV được sử dụng trên thế giới để phòng bệnh.

Ủy ban Tư vấn về An toàn Vaccine Toàn cầu (GACVS) đã nhiều lần xem xét dữ liệu về độ an toàn của vaccine ngừa HPV trên hàng triệu người tại Anh, Mỹ, Đan Mạch, Thụy Điển... Các nghiên cứu cho thấy vaccine HPV an toàn. Một số người có tác dụng phụ tạm thời khi họ tiêm vaccine như đau đầu, sốt hoặc đau, đỏ hoặc sưng nơi tiêm thuốc. Trên thực tế, bằng cách ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, vaccine có thể giúp bảo vệ phụ nữ khỏi các vấn đề sinh sản do điều trị ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, có 570.000 ca ung thư cổ tử cung. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của trên 300.000 phụ nữ. Tại Việt Nam, theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, ung thư cổ tử cung phổ biến thứ ba ở phụ nữ. Mỗi năm, có khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong, tức mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt tử vong do căn bệnh này.

4. Những lưu ý khi chích ngừa ung thư cổ tử cung

a. Độ an toàn và những phản ứng bất lợi sau khi tiêm

Các loại vaccine được sửu dụng trong chích ngừa ung thư cổ tử cung đều dễ dung nạp và không có lo lắng lớn về an toàn sức khỏe. Trong các nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ, phản ứng thông thường từ các bé gái sau khi được tiêm là đau và sưng tại chỗ tiêm. Tình trạng này có thể kéo dài đến 2 ngày. Ngoài ra có thể gặp một số phản ứng phụ khác như nhức đầu, sốt nhẹ, chóng mặt, nôn ói, đau nhẹ cơ và khớp. Ngất cũng là phản ứng đã được ghi nhận sau khi tiêm vaccine HPV. Ngất thường thấy ở thanh thiếu niên sau khi đã trải qua nhiều thủ tục gây lo lắng và gây đau nhẹ. Vì nguyên nhân này bé gái nên được ngồi nghỉ và theo dõi trong vòng 15 phút sau khi tiêm vaccine HPV.

Những bất lợi sau chích ngừa ung thư cổ tử cung nghiêm trọng là vô cùng hiếm. Sốc phản vệ có thể liên quan đến tiêm vaccine HPV và cảnh báo nên được ghi lại để tránh tiêm vaccine cho bé gái đã có phản ứng phản vệ với vaccine HPV và các vaccine khác có thành phần giống với vaccine HPV trước đó. Nếu chẩn đoán là sốc phản vệ, bé gái sẽ được chữa trị ngay lập tức.

b. Chống chỉ định với vaccine HPV

Vaccine HPV không nên được tiêm cho người đã bị sốc phản vệ nghiêm trọng sau khi tiêm liều vaccine trước đó hoặc sau khi tiếp xúc với một trong những thành phần vaccine. Triệu chứng phản ứng phản vệ bao gồm: ngứa ngáy, nổi ban, nổi mề đay hoặc phồng rộp da, có thể khó thở, hạ huyết áp và lơ mơ. Nếu bất cứ triệu chứng nào xảy ra trong đợt tiêm trước, không nên tiêm thêm liều HPV tiếp theo và các vaccine khác có cùng thành phần.

-  Bé gái đang mắc bệnh lý nghiêm trọng có gây sốt không nên tiêm vaccine.

- Vaccine HPV không được khuyến cáo sử dụng với phụ nữ đang mang thai. Nếu người nữ mang thai sau khi đã tiêm liều vaccine đầu tiên, các liều còn lại nên được hoãn cho đến sau thai kỳ.

- Nếu không may vaccine HPV được tiêm cho người nữ đang mang thai thì không cần can thiệp gì. Cô ấy nên được theo dõi để xác định xem rằng vaccine không chứa virus sống và không có vấn đề sức khỏe ở mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Các liều vaccine còn lại nên được hoãn đến sau thai kỳ, lúc đó có thể hoàn tất lịch tiêm. Không cần phải bắt đầu lại lộ trình vaccine sau thai kỳ. HPV không gây thêm bất kỳ phản ứng bất lợi nào trên phụ nữ có thai. Nếu vaccine HPV đã được chích cho mẹ đang cho con bú, bạn hãy yên tâm vì đến nay vẫn chưa có vấn đề nghiêm trọng nào được báo cáo lại.

- Vaccine HPV có gây ung thư? Vaccine HPV không làm gia tăng nguy cơ ung thư.

- Vaccine HPV có gây bệnh tự kỷ? Mối liên hệ này được bác sĩ Andrew Wakefield đề cập đến năm 1998, sau đó giả thuyết này đã bị bác bỏ.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....