Tìm hiểu 2 mô hình tổ chức bộ máy quản lý công tác dân số ở Việt Nam

Thứ Sáu, 26/11/2021 10:50 AM (GMT+7)

Hai mô hình đều có những lợi thế và nhược điểm. Điều đó đã giúp Việt Nam có được những thành công nhất định, song cũng có không ít những khó khăn.

 Mô hình thứ nhất (1961-1991)

Ở cấp Trung ương có "Ban Chỉ đạo hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch", do Thủ tướng làm Trưởng ban kiêm nhiệm (năm 1984 là Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ do Phó Thủ tướng làm Chủ tịch kiêm nhiệm). Bộ Y tế là cơ quan Thường trực (giai đoạn 1970-1974 là Ủy ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em). Một số Bộ, ngành và đoàn thể xã hội là thành viên. Các cấp tỉnh, huyện và xã có mô hình tương tự.

Sau 30 năm thực hiện chính sách KHHGĐ, năm 1991, bình quân mỗi phụ nữ hết tuổi sinh đẻ vẫn có tới gần 4 con. Liên tiếp 3 nhiệm kỳ Đại hội Đảng IV, V, VI, mục tiêu về dân số không đạt được, đòi hỏi phải nghiên cứu để hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này.

Mô hình thứ hai (1991-2007)

Để khắc phục những nhược điểm của mô hình thứ nhất và đẩy mạnh công tác dân số, Nghị định 193-HĐBT ngày 19-6-1991 của Hội đồng Bộ trưởng và Nghị định 42/CP ngày 21-6-1993 của Chính phủ đã kiện toàn và tăng cường Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ (Ủy ban) với những điểm mới như sau:

1) Ủy ban là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng;

2) Bộ trưởng là Chủ nhiệm chuyên trách của Ủy ban;

3) Ủy ban có Văn phòng riêng, tách khỏi Bộ Y tế;

4) Bộ phận Thường trực hoàn toàn tách khỏi Bộ Y tế, có cơ cấu gồm các vụ, đơn vị chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng;

5) Bộ phận kiêm nhiệm bao gồm đại diện của 19 bộ, trong đó có Bộ Y tế và các đoàn thể, tổ chức xã hội. Bộ máy quản lý DS-KHHGĐ cấp tỉnh, huyện và xã đều có kết cấu tương tự.

Với tổ chức bộ máy quản lý DS-KHHGĐ được kiện toàn, đầu tư đúng mức, cách làm sáng tạo, giai đoạn 1991-2002, công tác dân số đã đạt được thành tựu vượt trội, thể hiện qua kết quả giảm mức sinh.

Bước sang thế kỷ XXI, dân số nước ta đã xuất hiện những xu hướng mới tác động mạnh đến sự phát triển của đất nước như: Mức sinh thấp, hình thành cơ cấu dân số vàng, đồng thời bước vào quá trình già hóa, mất cân bằng giới tính khi sinh, di cư ngày càng sôi động và chất lượng dân số tăng lên nhưng chưa cao.

Chính vì vậy, Nghị quyết 21-NQ/TW về Công tác dân số trong tình hình mới đã xác định: "Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang Dân số và Phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững". Nghị quyết cũng yêu cầu "tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với trọng tâm công tác dân số trong từng thời kỳ".

Từ những quan điểm trên, có thể hiểu là phải xây dựng bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với trọng tâm của công tác dân số hiện nay là Dân số và Phát triển.

Phạm Thị Huyền

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...