Tình trạng đầy khó khăn về tỷ lệ giảm sinh ở Hàn Quốc

Thứ Sáu, 09/12/2022 01:01 PM (GMT+7)

Hiện nay, tỷ lệ sinh thấp tại Hàn Quốc không còn đơn thuần nằm ở lĩnh vực kinh tế, khi các định kiến xã hội ăn sâu ở quốc gia này cũng ngăn cản nhiều người có con.

Hàn Quốc đã bước vào mùa hội chợ trẻ em. Những gian hàng được dựng trên các hội trường lớn, nơi hàng trăm người bán hàng chào mời các bậc cha mẹ tương lai mọi thứ họ có thể cần, hoặc không bao giờ biết là mình cần, cho đứa con của họ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đang ngày càng thu hẹp, trong khi dữ liệu khách hàng ngày càng giảm dần. Hàn Quốc ghi nhận tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới trong hai năm liên tiếp. Số liệu công bố hồi tháng 11 cho thấy tỷ lệ sinh chung - tức là số trẻ trung bình một phụ nữ sinh trong suốt cuộc đời - giảm xuống chỉ còn 0,79. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 2,1 tiêu chuẩn để duy trì dân số ổn định, và đứng dưới cả các quốc gia phát triển khác có tỷ lệ sinh giảm, ví dụ như Mỹ (1,6) và Nhật Bản (1,3).

Theo AP, dân số Hàn Quốc đã lần đầu tiên giảm vào năm 2021. Điều này làm dấy lên lo ngại về những thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới, do tình trạng thiếu hụt lao động và chi tiêu phúc lợi lớn, trước tỷ lệ dân số già tăng lên trong khi số người nộp thuế giảm. Một số yếu tố kinh tế khiến giới trẻ không thể lập gia đình thường được dẫn giải, ví dụ như giá bất động sản cao, chi phí giáo dục và lo lắng về kinh tế. Tuy nhiên, nhiều đời chính phủ Hàn Quốc liên tiếp vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề tỷ lệ sinh giảm dù đổ bao nhiêu kinh phí.

Chính sách hỗ trợ tiền của chính phủ Hàn Quốc có thực sự hiệu quả?

Trong chuyến thăm nhà trẻ hồi tháng 9, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho hay nước này đã chi hơn 200 tỷ USD nhằm củng cố nhân khẩu học trong 16 năm qua. Kể từ khi nhậm chức hồi tháng 5, chính quyền ông Yoon đưa ra một vài ý tưởng theo lối mòn, như thành lập ủy ban thảo luận và cam kết hỗ trợ thêm tài chính cho trẻ sơ sinh. Khoản trợ cấp hàng tháng cho cha mẹ có con nhỏ dưới 1 tuổi tăng từ 300.000 won lên 700.000 won (230 USD lên 540 USD) vào năm 2023 và lên một triệu won (770 USD) vào năm 2024, Hankyoreh đưa tin. Công chúng có phần hoài nghi về khả năng ông Yoon có thể làm tốt hơn những người tiền nhiệm, khi đôi lúc tổng thống đưa ra một vài thông điệp có phần vụng về. Nhiều chuyên gia tin cách tiếp cận “vung tiền” hiện tại là một chiều và thay vào đó, chính phủ cần tiếp tục hỗ trợ một đứa trẻ suốt cuộc đời. Tại Hàn Quốc cũng có các nhà trẻ miễn phí do chính phủ có tài trợ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các cơ sở này dính bê bối liên quan tới người chăm sóc đánh trẻ khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Mặc dù những trường hợp này rất hiếm, vụ việc và các cảnh quay được lan truyền rộng rãi trên mạng.

01Haenam_web4_superJumbo

Tư tưởng còn mang nhiều định kiến

Các vấn đề mang tính xã hội cũng là rào cản lớn với những người sắp làm cha mẹ tại Hàn Quốc. Những vấn đề này ăn sâu và khó giải quyết cho dù có bao nhiêu tiền. Một trong số đó phải kể tới quy tắc “bất thành văn” về vai trò làm cha mẹ. Xã hội Hàn Quốc vẫn chưa có cái nhìn thiện cảm với những ông bố bà mẹ đơn thân. Tại nước này, các bệnh viện không cung cấp dịch vụ thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ độc thân. Trong khi đó, những cặp đôi phi truyền thống cũng đối mặt với phân biệt đối xử. Hàn Quốc không công nhận hôn nhân đồng giới và các quy định cũng gây khó khăn cho cặp đôi chưa cưới nhận con nuôi.

Bà Lee Jin-song - tác giả những cuốn sách về xu hướng không kết hôn hoặc sinh con của người trẻ tuổi - cho biết các chính sách nhằm tăng tỷ lệ sinh cần có tính bao trùm rộng hơn, thay vì chỉ tập trung vào quan niệm truyền thống về hôn nhân giữa nam và nữ. Bà Lee cũng nhấn mạnh áp lực sinh con với phụ nữ trong một xã hội gia trưởng. “Kết hôn, sinh con và chăm sóc con cái đòi hỏi phụ nữ phải hy sinh quá nhiều trong một xã hội gia trưởng, đặc biệt là trong thập niên qua. Vì vậy, họ bắt đầu nghĩ tới cách sống tốt mà không cần kết hôn”, vị tác giả nói. Giáo sư Cho đồng tình xã hội Hàn Quốc kỳ vọng người cha hy sinh cho sự nghiệp, còn người mẹ hỗ trợ gia đình, ngay cả khi cũng đi làm. Ngoài ra, nhiều người chồng muốn tham gia nhiều hơn vào việc nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, họ nhận thấy văn hóa công sở ở Hàn Quốc không phải lúc nào cũng tạo điều kiện cho mong muốn đó.

Xã hội Hàn Quốc tồn tại nỗi sợ những người được thăng chức hiếm khi đặt gia đình lên hàng đầu. Lee Se-eun - người có hai con trai 3 và 5 tuổi - cho biết chị mong chồng chia sẻ việc gia đình nhiều hơn, nhưng anh hiếm khi về nhà đúng giờ. “Sẽ thật tuyệt nếu công ty nhận thức được những nhân viên có con nhỏ, và cho phép họ không tham gia hoạt động sau giờ làm”, chị nói. Ở Hàn Quốc, hết giờ hành chính không có nghĩa công việc đã dừng lại. Thay vào đó, đất nước này có nền văn hóa “team-building” sau giờ làm việc, khiến nhiều người khó có thể bỏ qua.

Vũ Thị Phương Dung

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...