Tóc bạc ở tuổi dậy thì: nguyên nhân và cách khắc phục

Thứ Tư, 23/11/2022 01:43 PM (GMT+7)

Tình trạng tóc bạc ở tuổi dậy thì có thể khiến cho trẻ cảm thấy thiếu tự tin về ngoại hình. Tuy nhiên vẫn nhiều cách trị bạc tóc mà bạn có thể áp dụng cho trẻ để bé lấy lại mái tóc đen như trước.

1. Nguyên nhân gây tóc bạc ở tuổi dậy thì

- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị tóc bạc sớm thì con cũng sẽ có nguy cơ bị tóc bạc sớm. Do mắc các bệnh chuyển hóa: Một số bệnh chuyển hóa như bệnh tiểu đường, cường tuyến thượng thận, suy tuyến thượng thận, men gan, nồng độ cholesterol cao… có thể sẽ gây ảnh hưởng đến  quá trình sản xuất melanin ở nang tóc, làm tăng nguy cơ tóc bạc sớm ở tuổi dậy thì.

- Chế độ ăn uống kém lành mạnh: Việc thường xuyên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, nước ngọt… sẽ làm tăng tiết cholesterol làm yếu chân tóc và làm gián đoạn quá trình phát triển của tóc dẫn tới tóc bị bạc sớm. Ngoài ra, việc cơ thể bị thiếu các loại vitamin cần thiết cho cơ thể và các vi chất như sắt, đồng, kẽm cũng làm tăng nguy cơ tóc bạc sớm ở trẻ em.

- Bị căng thẳng kéo dài: Tình trạng căng thẳng kéo dài do học hành, thức khuya, mất ngủ, chơi điện tử quá mức, bị sang chấn tâm lý... cũng sẽ làm tăng nguy cơ tóc bạc sớm ở trẻ em và trẻ tuổi dậy thì.Hít phải khói thuốc lá thụ động: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ em bị tóc bạc sớm ở tuổi dậy thì. Bởi trong thành phần thuốc lá có chứa chất oxy hóa tế bào, chất này làm giảm khả năng sản xuất melanin khiến tóc bị bạc sớm.

- Sử dụng dầu gội đầu chứa chất độc hại: Một số loại dầu gội có chứa hóa chất độc hại có thể gây rụng tóc, khiến tóc bị khô xơ, làm hỏng tóc và bị nhạt màu hơn. Do vậy, mẹ nên chọn cho con mình các loại dầu gội dành riêng cho trẻ em hoặc các loại dầu gội có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên được bổ sung thêm các dưỡng chất cho trẻ.

2. Cách điều trị tóc bạc sớm ở trẻ dậy thì

- Trị tóc bạc sớm bằng dầu dừa: Quả không sai khi nói dầu dừa là “thần dược” của mái tóc. Bởi chẳng những mang lại khả năng dưỡng ẩm, giữ cho tóc không gãy rụng, dầu dừa còn được sử dụng để chữa tóc bạc ở tuổi dậy thì. Lợi ích này đến từ những dưỡng chất như vitamin E, chất chống oxy hóa cùng những axit béo có lợi cho tóc trong dầu dừa. Sử dụng một thìa súp nước cốt chanh với 2 thìa súp dầu dừa, thoa đều hỗn hợp này lên tóc trẻ, kết hợp massage rồi ủ tóc trong 15 phút rồi gội đầu lại thật sạch. Để có kết quả tốt, trước khi thực hiện, bạn nên để trẻ gội đầu với xà phòng thật sạch. Phương pháp này cần áp dụng 1 – 2 lần/tuần tùy theo lượng tóc bạc của mỗi trẻ.

dau-dua-chua-toc-bac-o-tuoi-day-thi

- Sử dụng hỗn hợp trà đen và muối: Cách trị tóc bạc sớm đơn giản là sử dụng những nguyên liệu chỉ ở ngay gian bếp nhà bạn. Chỉ cần dùng trà đen và muối là bạn đã có thể lấy lại màu tóc đen óng cho con. Trà đen chứa nhiều dưỡng chất giúp bổ sung sắc tố melanin đồng thời làm chậm quá trình lão hóa tóc. Lợi ích này sẽ được tăng cường khi bạn kết hợp cùng muối. Cho 50g trà đen vào nồi nước đun sôi, chắt lấy phần nước. Sau đó, bạn hòa thêm 1 thìa cà phê muối, lấy hỗn hợp này xả lên tóc (chỉ xả sau khi đã áp dụng bước gội đầu bằng xà phòng). Nên massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu vào chân tóc. Sau khi xả, bạn để trẻ ủ tóc tầm 30 phút rồi gội sạch lại cho con. Áp dụng biện pháp này khoảng 2 lần/tuần cho đến khi thấy kết quả như mong đợi.

- Sử dụng đậu đen: Giống như trà, đậu đen cũng sở hữu nhiều dưỡng chất giúp cải thiện màu tóc, giảm nguy cơ tóc bạc ở tuổi dậy thì. Quan niệm của Đông y cho rằng sở dĩ tóc bạc sớm là vì thận hư dẫn đến khí huyết suy yếu. Trong khi đó, đậu đen có vị ngọt, quy kinh thận nên rất có lợi cho cơ quan này. Cho một nắm đậu đen đủ dùng vào nồi nấu nhừ với nước, thêm chút đường để tạo vị ngọt dễ dùng. Nhưng bạn cũng không nên thêm quá nhiều đường kẻo phương pháp này hết hiệu nghiệm.

- Sử dụng lá cà ri: Chiết xuất từ lá cà ri có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học có thể giúp nuôi dưỡng và ngăn ngừa tóc bạc ở tuổi dậy thì. Cách làm cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 15-20 lá cà ri cùng với 100ml dầu dừa sau đó đun sôi lá cà ri và dầu trên ngọn lửa nhỏ. Khi dầu chuyển sang màu đen bóng thì tắt bếp, để dầu nguội rồi thoa lên tóc và da đầu của trẻ. Để yên hỗn hợp trong ít nhất một giờ trước khi rửa sạch lại bằng nước ấm cùng dầu gội dịu nhẹ.

- Bột henna: Bột henna có đặc tính nhuộm màu tự nhiên, sẽ giúp phủ bạc phần nào những sợi tóc bị mất đi sắc tố đen. Bên cạnh đó, loại bột này không quá ảnh hưởng đến da đầu như các loại thuốc nhuộm công nghiệp khác. Pha hỗn hợp 100 gram bột cùng khoảng 30ml nước cho đến khi tạo được 1 hỗn hợp sệt, sau đó bôi lên tóc của trẻ và để yên trong vòng 1-2 tiếng rồi xả sạch.

Cách ngăn ngừa tình trạng tóc bạc khi còn trẻ

Ngoài các biện pháp giúp khắc phục tình trạng tóc bạc sớm ở tuổi dậy thì, mẹ có thể hướng dẫn trẻ một số lưu ý dưới đây để giúp ngăn việc bạc tóc xuất hiện ngày một nhiều hơn, bao gồm như:

- Chế độ ăn đầy đủ: Chế độ ăn uống đóng một phần vai trò trong việc ngăn ngừa tóc bạc ở tuổi dậy thì. Một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa sẽ hỗ trợ cơ thể nuôi dưỡng nang tóc tốt hơn. Các thực phẩm chứa dồi dào chất chống oxy hóa mà mẹ có thể cân nhắc bổ sung cho bé như trái cây tươi, rau củ quả, dầu oliu, cá…. Ngoài ra, mẹ nên hạn chế việc trẻ uống quá nhiều thức uống có ga, thức ăn nhanh.

- Hạn chế stress để ngừa tóc bị ảnh hưởng: Ở độ tuổi dậy thì, con sẽ có những nỗi lo lắng khác nhau, điều này sẽ là nguyên nhân khiến mái tóc mất đi sắc tố vốn có. Do vậy, bố mẹ hãy tâm sự với con để hiểu những khó khăn con đang gặp phải, từ đó giải quyết phần nào vấn đề tâm lý.

- Không nên gội đầu bằng nước nóng thường xuyên vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy các tế bào tạo hắc tố (melenin)

- Nhắc nhở con đội mũ hoặc che chắn tóc thật kỹ khi ra ngoài trời nắng

- Tránh nhổ tóc bạc vì điều này sẽ khiến tóc bạc nhanh, nhiều hơn và khiến tóc mỏng điCho trẻ uống nước thường xuyên vì nước sẽ dưỡng ẩm và ngăn tình trạng tóc bạc sớm

- Tập cho trẻ thói quen massage da đầu 5 – 10 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, đưa chất dinh dưỡng đến nuôi tóc tốt hơn

Ngoài ra, việc rèn cho trẻ có lối sống lành mạnh, chẳng hạn như ngủ sớm, vận động tập thể dục sẽ giúp hạn chế tóc bạc xảy ra quá nhiều. Hy vọng những chia sẻ về vấn đề tóc bạc ở tuổi dậy thì trên đây sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc cho trẻ phát triển toàn diện nhé!

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....