Tránh thai và vấn đề bình đẳng giới

Thứ Ba, 20/12/2022 09:35 PM (GMT+7)

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, vai trò và địa vị của người phụ nữ ngày càng được nâng cao và có nhiều phụ nữ giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình vẫn được coi như việc của phụ nữ

Thực tế nhiều năm qua cho thấy, vai trò của nam giới trong thực hiện kế hoạch hóa gia đình còn mờ nhạt, thậm chí có nhiều người còn nghĩ mình không có trách nhiệm trong việc tham gia/chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nguyên nhân là do còn tồn đọng về những thành kiến, định kiến về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, do tư tưởng gia trưởng của người đàn ông trong gia đình. Điều này đã khiến cho người phụ nữ không được chia sẻ từ phía người đàn ông khi bản thân phải gánh nặng hai vai: việc gia đình và việc xã hội.

tranh thai binh dang gioi

Cụ thể, trong lĩnh vực Kế hoạch hoá gia đình, chúng ta hiểu kế hoạch hóa gia đình là quá trình kiểm soát khả năng sinh con, điều chỉnh khoảng cách giữa các lần sinh và số con trong gia đình một cách chủ động, có kế hoạch; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, công ăn việc làm...của gia đình trên cơ sở tuân thủ pháp luật nhà nước; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định và phát triển bền vững của đất nước”, trong đó có 2 nhóm tình huống thường gặp:

- Vợ chồng chủ động KHHGĐ bằng việc áp dụng các biện pháp tránh thai. Các BPTT có thể dùng cho nam hoặc nữ. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy các BPTT dành cho nam ít hơn nhiều cho nữ. Và trong thực tế, thống kê cho thấy việc sử dụng biện pháp tránh thai của nam giới (chủ yếu là bao cao su nam) có tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ BBTT phụ nữ trực tiếp áp dụng.

- Vợ chồng thụ động tìm giải pháp tình thế trong trường hợp tránh thai thất bại hay nôm na gọi là “vỡ kế hoạch”. Ở nhóm tình huống này, đối tượng chịu tác động, mà là tác động rất to lớn đến sức khỏe thể chất, tâm lý, xã hội lại rơi hoàn toàn vào phụ nữ.Như vậy, muốn chia sẻ gánh nặng KHHGĐ cho người phụ nữ, không có giải pháp nào thích hợp hơn là nam giới cần chủ động tìm kiếm thông tin và thực hiện BPTT chủ động dành cho mình.BPTT chủ động chỉ tác động trực tiếp lên nam giới có thể kể ra: bao cao su nam và triệt sản nam. Bao cao su nam là BPTT dễ thực hiện, thuận lợi khi sử dụng nhưng cũng có vài nhược điểm là có thể gây kích ứng da, khoảng 2% thất bại (do BCS kém chất lượng, thủng, sử dụng sai cách…). Khi cần áp dụng 1 BPTT hiệu quả cao, có giá trị kéo dài (hầu như vĩnh viễn) thì phải lựa chọn triệt sản nam. Tuy nhiên, trong thực tế, một khi lựa chọn BPTT là triệt sản thì xu hướng cặp vợ chồng lại nghĩ đến triệt sản nữ. 

Sự không hài hòa, thiếu chia sẻ trong đời sống gia đình cũng như công việc xã hội giữa người đàn ông và người phụ nữ; ít nhiều dẫn đến bất ổn, suy giảm hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc không chỉ một người có thể xây dựng và bồi đắp được mà phải có sự chia sẻ và đồng cảm từ hai phía, cùng nhau có trách nhiệm trong mọi vấn đề: công việc xã hội, chăm sóc nuôi dạy con cái… và phải có trách nhiệm trong cả việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...