Trẻ bị chó cắn, sơ cứu ngay bằng phương pháp nào

Thứ Ba, 29/01/2019 02:50 PM (GMT+7)

Bị chó cắn rất nguy hiểm, đối với trẻ em thì lại càng phải được sơ cứu nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu các bạn chưa có phương pháp sơ cứu vết chó cắn cho trẻ em thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Empty

Vệ sinh vết cắn

Đây là việc làm đầu tiên và cũng rất quan trọng cho vết thương chó cắn. Nếu người lớn hoặc bố mẹ của trẻ không kịp thời sơ cứu đúng cách thì sẽ làm cho vết thương nguy hiểm hơn đối với cơ thể. Chính vì vậy, trong trường hợp không may trẻ nhỏ bị chó cắn thì các bạn hãy nhanh chóng vệ sinh vết cắn theo cách sau:

Hãy dùng kéo cắt bỏ phần quần áo dính trên vết cắn ra khỏi cơ thể trẻ nhỏ. Việc tách rời những miếng vải có dính nước bọt của chó ra khỏi vết cắn sẽ hạn chế nó bám dính nhiều hơn vào vết thương. Và có thể gây nên nhiễm trùng nặng hơn.

Sau khi đã hoàn thành việc tách bỏ lớp quần áo đó, bạn phải nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh. Nếu có sẵn nước ấm thì sẽ tốt hơn. Bạn có thể sử dụng xà bông, nước muối hoặc dung dịch sát trùng để vệ sinh vết thương. Tuy nhiên, tránh chà sát quá mạnh sẽ khiến trẻ bị đau và vết thương nghiêm trọng hơn.

Kiểm tra vết cắn

Sau khi thực hiện vệ sinh sạch sẽ vết cắn thì lúc này bạn cần kiểm tra lại xem tình trạng vết cắn nặng nhẹ thế nào. Trường hợp chỉ là vết xước ngoài da hoặc vết thương nhỏ thì bạn có thể tự băng bó tại nhà.

Empty

Tuy nhiên nếu rơi vào những trường hợp sau thì bạn cần phải đến bệnh viện để điều trị hiệu quả hơn:

  • Vết cắn sâu trên 2cm.
  • Vết cắn gần vùng đầu, cổ hoặc bộ phận sinh dục.
  • Sau 15 phút mà vết cắn không ngừng chảy máu.
  • Có quá nhiều vết cắn.

Băng bó vết thương

Khi đã rửa sạch vết thương xong thì bạn nên dùng băng gạc hoặc vải sạch để băng bó lại vết thương để cầm máu cũng như hạn chế vi khuẩn gây nhiễm trùng tấn công. Tuy nhiên, không nên băng quá chặt sẽ khiến máu khó lưu thông và dẫn đến tụ máu.

Còn nếu vết thương khá sâu và máu chảy không ngừng thì sau khi sơ cứu băng bó vết thương xong. Bạn phải nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh tình trạng mất quá nhiều máu.

Theo dõi con chó

Việc cần làm tiếp sau khi băng bó xong vết thương đó là xác định xem con chó đã cắn trẻ là từ đâu đến. Việc này rất quan trọng bởi nó là căn cứ để xác định xem con chó cắn trẻ có bị bệnh hay không và nó đã được tiêm phòng chưa?

Nếu con chó cắn trẻ là chó có chủ thì bạn cần yêu cầu chủ nhốt chó lại, một mặt là tránh tình trạng chó cắn người lung tung. Hơn nữa là để tiện theo dõi tình trạng diễn biến bệnh của con chó.

Tuy nhiên, nếu đây là chó hoang không có chủ, hoặc sau 15 ngày theo dõi, con chó bỗng phát bệnh và có dấu hiệu bất thường.  Thì bạn phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay để có phương pháp chữa trị kịp thời.

Một số trường hợp bị chó cắn cần đi tiêm phòng ngay cho trẻ em

Đã xác định được con chó cắn trẻ là chó đang phát bệnh. Địa điểm trẻ em bị chó cắn gần hoặc nằm trong vùng đang có dịch bệnh về chó mèo.Chó cắn trẻ nhỏ là chó hoang, chó lạ không có chủ.Vết cắn quá nặng, sâu, chảy quá nhiều máu.Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách sơ cứu ngay vết thương do chó cắn cho trẻ. Các bạn hãy lưu ý đến phương pháp này phòng trường hợp xấu xảy ra với con và các thành viên trong gia đình mình.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...