Trẻ bị đi tướt nên ăn gì?

Thứ Năm, 06/12/2018 10:46 PM (GMT+7)

Đi tướt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi và trẻ đang trong thời kỳ mọc răng. Để điều trị hiệu quả tình trạng đi tướt ở trẻ thì chế độ ăn uống đóng vài trò đặc biệt quan trọng.

tre-di-tuot-khi-moc-rang

Đi tướt ở trẻ là gì?

Đi tướt ở trẻ nhỏ là một cách gọi dân gian khi trẻ sơ sinh có phân lỏng hơn so với bình thường, màu hoa cà, có vài hạt trắng, có thể sùi bọt hoặc xì hơi nhiều. Đi tướt ở trẻ nhỏ có nhiều điểm giống với tiêu chảy nhưng mức độ nhẹ hơn và nguyên nhân cũng khác.

Đi tướt ở trẻ nhỏ khoảng 4 – 5 lần/ngày là bình thường, nhất là trẻ đang bú sữa mẹ. Nó có thể xảy ra từ vài ngày đến 1 tuần.

Theo các bác sĩ, thời kỳ ăn dặm là thời điểm trẻ dễ bị đi tướt nhất. Ngoài ra, có những trường hợp xảy ra vào giai đoạn đặc biệt, chẳng hạn như trẻ đi tướt mọc răng hoặc trẻ đi tướt lẫy.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng trẻ bị đi tướt nhưng nguyên nhân chính xuất phát từ nguồn thức ăn của bé không được đảm bảo an toàn vệ sinh hoặc bé thay đổi thức ăn đột ngột và dẫn đến hiện tượng trẻ bị dị ứng.

Đối với những em bé còn bú mẹ thì có thể mẹ ăn phải loại thức ăn nào đó không hợp vệ sinh hay bị ôi thiu cho nên bé bị đi ngoài. Cũng có thể mẹ uống thuốc nhuận tràng quá liều cho nên dẫn đến hiện tượng bé đi ngoài.

Trẻ bị đi tướt nên ăn gì?

tre-bi-di-tuot-nen-an-gi-va-kieng-an-gi

Trẻ bị đi tướt kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cân nặng và hệ tiêu hóa. Bởi vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng đối với trẻ. Theo các bác sĩ, nếu trẻ đang bú sữa mẹ thì nên cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ bình thường. Còn nếu trẻ đang ăn dặm thì cần cho trẻ ăn những đồ ăn dễ tiêu và dễ hấp thụ.

Một số loại thực phẩm tốt cho trẻ khi bị tước là: chuối, gạo trắng, bánh mì, khoai tây, khoai lang, sữa chua, cà rốt. Bên cạnh đó, mẹ cần tăng cường cho bé ăn một số loại quả giàu vitamin C và khoáng chất như cam, xoài, đu đủ…

Đặc biệt, các mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn các loại quả chát có chứa tanin như ổi xanh, hồng xiêm xanh… Vì nó có thể làm săn màng ruột khiến tình trạng đi tướt trở nê nghiêm trọng.

Tuy nhiên, Không nên kiêng khem quá nhiều, vẫn cho bé ăn đủ thịt, cá, các loại rau để cơ thể bé đủ chất, tăng sức đề kháng.

Một số lưu ý khác mẹ cần nhớ khi trẻ bị đi tướt:

- Trẻ đi tướt là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể dễ bị nhầm lẫn về bệnh đường tiêu hóa.

- Nếu trẻ đi phân lỏng hơn 1 tuần và nặng hơn thì đó không phải là đi tướt mà là một bệnh nào đó khác cần đi khám bác sĩ.

- Mất nước là tình trạng thường xảy ra ở trẻ bị đi tước. Do vậy cần cung cấp đủ nước mỗi ngày.

- Cần cho trẻ vệ sinh hàng ngày để tránh nhiễm bệnh.

- Nếu trẻ đi tướt kéo dài nhưng không có biểu hiện gì khác thì bạn có thể cho bé uống men tiêu hóa để hỗ trợ tiêu hóa cho bé.

Trẻ đi tước không phải bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tình mạng của trẻ. Theo các bác sĩ, khi trẻ dưới 1 tuổi  rất dễ bị tước nên mẹ cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận. Bổ sung nước là cách giúp cơ thể trẻ tái tạo, thải độc hiệu quả.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....