Trẻ bị nôn trớ phải làm sao?

Chủ Nhật, 30/12/2018 06:55 PM (GMT+7)

Trẻ bị ọc sữa, nôn trớ là dấu hiệu điển hình của vấn đề về hệ tiêu hóa hoặc thiếu canxi. Vậy nên, việc tìm cách khắc phục tình trạng này là vô cùng quan trọng.

Empty

Nguyên nhân trẻ bị nôn chớ là gì?

Nôn trớ thường xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này gây lãng phí chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân điển hình là do:

- Trẻ nôn chớ do hẹ tiêu hóa non yếu, hoạt động chưa hiệu quả hoặc do dạ dày nằm ngang nên chỉ cần một cử động nhẹ hay cái vặn mình đơn thuần cũng khiến trẻ bị ọc sữa ra ngoài.

- Do mẹ cho trẻ bú quá no khiến dạ dày quá tải không tiêu hóa được thức ăn vừa nạp vào khiến thức ăn và sữa dư thừa dẫn đến trào ngược sữa ra ngoài.

- Trẻ hít phải nhiều hơi trong quá trình bú bình làm cho dạ dày căng cứng dẫn đến nôn trớ, ọc sữa.

Ngoài ra trẻ bị nôn trớ, ọc sữa còn có thể do trẻ bị mắc 1 số bệnh khác như hẹp tá tràng, lồng ruột, tắc đường ruột,… Trong trường hợp này mẹ cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Trẻ nôn chớ thường xuyên ảnh hưởng nghiêm tọng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng, khiến sức đề kháng yếu đ, do đó thường dễ ốm vặt, mắc các vấn đề về tiêu hóa, còi xương, suy dinh dưỡng…

Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

Empty

Trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn yếu, các van dạ dày hoạt động vẫn chưa đồng bộ nên khi bú, trẻ hay nuốt hơi vài dạ dày. Lượng hơi dư thừa này khiến bé dễ bị nôn trớ. Để xử lý tình trạng này mẹ có thể áp dụng các bước sau:

- Chia nhỏ khẩu phần của bé: so với các bé lớn, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu nên dễ nôn trớ. Vậy nên, khi cho bé bú mẹ nên chia nhỏ thành nhiều lần với lượng sữa đã được giảm bớt thì giúp bé tiêu hóa nhanh, dễ dàng hơn.

- Không để bé nằm ngay sau khi bú sữa: trẻ dễ bị nuốt hơi vào trong bụng khi đang bú nên mẹ cho bé nằm ngay sẽ khiến tình trạng nôn trớ dễ xảy ra. Vậy nên, sau khi cho be sbus xong mẹ không nên cho bé nằm ngay. Tốt nhất mẹ nên tìm cách để bé ợ hơi giúp giải thoát bớt lượng khí thừa và tránh đầy bụng, trướng hơi.

- Cho bé bú đúng cách: việc cho bé bú sai cách cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh dễ bị nôn trớ. Với các bé bú sữa mẹ, nếu lượng sữa cho bé bú nhiều hơn lượng sữa mà miệng bé có thể tự nuốt mỗi lần bú sẽ khiến dạ dày bị trào lên, làm cho bé bị nôn trớ. Tương tự, các bé bú bình sai cách sẽ “hút” vào cùng lúc 1 lượng khí thừa đáng kể sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa của bé.

Để tránh tình trạng này, khi cho bé bú, mẹ nên cho bé bú từ từ và tránh để bé ăn quá no mỗi lần. Với trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng khoảng 45 độ, sao cho miệng bé luôn ngập cổ bình, không để khí vào dạ dày bé.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....