Trẻ bú mẹ vẫn bị táo bón, vì sao?

Thứ Tư, 17/06/2020 07:25 AM (GMT+7)

Hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính khiến bé gặp phải tình trạng này.

Hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ đã không còn là bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng hiện vẫn đang là vấn đề được các mẹ dành nhiều sự quan tâm và chú ý đến.

tre-bu-me

Hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ là điều thường gặp nhưng không phải ai cũng đủ hiểu biết để nhận biết tình trạng này ở con trẻ. Táo bón ở trẻ sơ sinh là khi đại tiện ra phân cứng, khuôn nhỏ như phân dê, hoặc có trường hợp phân rất lớn, chắc và rất khó tống ra ngoài. Đôi khi táo bón ở trẻ là khi phân của trẻ cứng và nếu trẻ phải rặn mới đi ngoài được. Tuy nhiên nếu việc phải rặn để tống phân mềm ra ngoài không phải là dấu hiệu của chứng táo bón ở trẻ.

Điều cần lưu ý rằng trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn (chỉ bú mẹ cho đến khi 6 tháng tuổi) hiếm khi bị táo bón. Trẻ 1-2 tháng tuổi thường đi đại tiện thường xuyên khoảng 1 - 2 lần mỗi ngày, nhưng sau đó trẻ sẽ bắt đầu đi ngoài với tần suất ít hơn. Thậm chí, một vài trẻ bú sữa mẹ chỉ đi đại tiện 1 lần trong vòng 1-2 tuần. Ở những trẻ vẫn sẽ được xem là bình thường hay không táo bón trong trường hợp phân có nước hoặc mềm.

Vì sao trẻ bú sữa mẹ đi đại tiện ít như vậy? Điều này có nguyên nhân là do sữa mẹ được cho là rất phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, không có nhiều chất cặn còn lại để tạo thành phân. Tất nhiên, khi bạn bắt đầu cho trẻ ăn những thức ăn rắn, như ngũ cốc, tần suất đi đại tiện của trẻ có thể sẽ thay đổi. Vào thời điểm đó, trẻ sẽ đi đại tiện nhiều lần hơn và tính chất phân sẽ cứng hơn.

 Nguyên nhân của hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính khiến bé gặp phải tình trạng này.

Do chế độ ăn uống của mẹ

Do trẻ sơ sinh còn ít tháng tuổi nên hầu như vẫn đang trong tình trạng bú sữa mẹ. Vì vậy chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng cũng như tình trạng táo bón của trẻ sơ sinh. Những bà mẹ có thói quen ăn thức ăn cay nóng, dưỡng chất từ thức ăn của mẹ sẽ theo đường sữa nạp vào cơ thể của con. Gia vị trong thực phẩm như gừng, tiêu, ớt,... dễ dẫn đến hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh nếu mẹ ăn nhiều những thực phẩm này. Việc mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, đồ khó tiêu, ít chất xơ, nhiều đạm và ăn uống thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn ngủ không hợp lý khiến các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé cũng khiến bé dễ bị táo bón ở trẻ.

Để xử trí táo bón ở trẻ với nguyên nhân này, mẹ nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh hay các loại củ quả tươi. Đây là những loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, việc bổ sung sữa chua thường xuyên tạo điều kiện cho lợi khuẩn của mẹ tốt hơn.

Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài

Hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh còn do mẹ cho bé dùng sữa ngoài quá sớm. Sữa công thức kết hợp nhiều chất mà dạ dày bé phát triển chưa hoàn thiện sẽ khó mà tiêu hóa được. Đồng thời đây cũng là loại sữa được coi là khó tiêu hóa và nếu mẹ cho bé uống pha không đúng công thức thì khả năng bé bị táo bón là rất cao. cho trẻ ăn sữa ngoài sớm thực ra không tốt cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Nếu chế độ sinh dưỡng ăn uống trẻ nhỏ bị thiếu chất xơ, nhiều thịt, ít rau thì chắc chắn không tránh được bệnh táo bón ở trẻ.

Do bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan bên ngoài thì táo bón ở trẻ sơ sinh đôi khi là do bệnh lý xuất phát từ chính cơ thể bé. Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh như: đại tràng bị phình to (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khiến trẻ bị táo bón sớm. Biểu hiện của táo bón ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân bệnh lý:

Trẻ sơ sinh rất ít đi đại tiện trong 1 tháng đầu đời được xem là một dấu hiệu cho thấy bé không có đủ sữa để bú. Trường hợp này thường kèm theo dấu hiệu bé bị sụt cân hoặc gần như không tăng cân và có thể không có đủ số lượng tã ướt thải ra.

Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên không tăng cân hoặc tăng cân rất ít, cũng có coi là một dấu hiệu cho thấy lượng thức ăn cho trẻ không đủ để trẻ phát triển khỏe mạnh hoặc có một số vấn đề y tế khác.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài ra phân su trong những ngày đầu đời là dấu hiệu cho thấy trẻ đã có vấn đề về đại tiện kể từ khi sinh. Trong những trường hợp này ít đi đại tiện có thể là một dấu hiệu của bệnh lý Hirshsprungs. Bệnh lý Hirshsprungs không phổ biến, chỉ ảnh hưởng đến 1 trên 5.000 trẻ sơ sinh. Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh trong bệnh này thường xuất hiện vào cuối tháng đầu tiên sau khi sinh.

Điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Điều chỉnh chế độ ăn

Đối với trẻ sơ sinh:

Tiếp tục cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi.

Cho bé bú đúng cách, bú theo nhu cầu, nếu bé bú ít thì tăng số lần cho bú để bé nhận đủ sữa và để kích thích tạo phân mềm, càng dễ tống ra ngoài. Đây là cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất mà người mẹ nên thực hiện.

Đối với mẹ:

Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước.

Bổ sung thêm các loại thực phẩm nhuận tràng trong bữa ăn hàng ngày như rau mùng tơi, rau đay, khoai lang.

Hạn chế sử dụng những thức ăn có vị cay và món gây nóng trong và những món khó tiêu hóa.

Thực hiện mát- xa bụng nhẹ nhàng

Khi thấy bé sơ sinh có dấu hiệu của bệnh táo bón thì mẹ cần thực hiện mát- xa bụng cho trẻ:

Dùng bàn bàn tay lên bụng của bé và thực hiện xoa nhiều vòng liên tục

Hướng xoa ngược chiều kim đồng hồ và di chuyển từ trong ra ngoài.

Kết hợp xoa bụng cho trẻ sơ sinh để kích thích nhu động ruột (xoa vòng quanh rốn từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút vào khoảng cách giữa 2 bữa bú).

Làm động tác liên tục trong 15 phút và kết hợp với xi tiểu tiện sẽ càng hiệu quả hơn. Biện pháp điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh này rất hiệu quả trong điều trị bệnh và bạn có thể thực hiện hàng ngày.

Lưu ý khi thực hiện mát- xa bụng là chỉ thực hiện khi trẻ sơ sinh đã kết thúc bữa ăn nửa tiếng. Nếu bé mới bú hay ăn no mà xoa bụng ngay dễ gây nôn mửa, đau tức bụng.

Tăng cường bổ sung nước

Bổ sung thêm nước là cách giúp mềm phân nên mẹ hãy cố gắng cho các bé uống nước nhiều hơn nữa. Nếu vào trong điều kiện thời tiết nóng bức hoặc những bé hiếu động sẽ vận động chân tay nhiều làm tăng tiết mồ hôi thì càng phải uống nước nhiều hơn. Phương pháp chữa táo bón cho trẻ sơ sinh này áp dụng cho các bé trên 6 tháng tuổi hoặc có chỉ định của bác sĩ. Bởi theo khuyến cáo, trẻ trong 6 tháng tuổi nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không được uống thêm bất cứ loại nước uống nào kể cả nước.

Lưu ý: Bạn cũng chưa nên cho bé ăn thêm bột vì bé chưa có đủ men amylase để tiêu hoá tinh bột dễ gây rối loạn tiêu hóa, táo bón ở trẻ sơ sinh và thường dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Theo chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới thì cân nặng của bé (3 tháng tuổi nặng 5,8kg) đạt ở mức trung bình, không bị suy dinh dưỡng.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....