Trẻ có thể khỏi hội chứng tự kỷ nhờ bú sữa mẹ

Thứ Ba, 03/09/2019 01:24 PM (GMT+7)

Một nghiên cứu tại Đức mới đây cho thấy, trẻ sơ sinh có thể đối mặt với một loại đột biến gen khiến có nguy cơ bị rối loạn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ sẽ phát triển bình thường và vui vẻ, hòa đồng hơn nếu chúng được bú sữa mẹ.

Em bé có thể khỏi hội chứng tự kỷ nhờ bú sữa mẹ

Theo đó, trẻ em bị bệnh tự kỷ thường tự hấp thu và dường như tồn tại trong một thế giới riêng, nơi họ không thể giao tiếp thành công và tương tác với những người khác. Sữa mẹ có chứa "hormone tình yêu" oxytocin, trong đó thúc đẩy sự tin tưởng, sự tự tin và làm giảm sợ hãi.

tym1533430885

Nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học, đề nghị người mẹ cho con bú đầy đủ để thúc đẩy các hành vi xã hội ở trẻ, giảm nguy cơ bị tự kỷ.

Trẻ sẽ vui vẻ và hòa đồng hơn nếu được bú sữa mẹ (ảnh minh họa)Chuyên gia Kathleen Krol của Viện Max Planck ở Đức cho biết: "Kiểu đột biến gen này đã được liên kết với tỷ lệ cao hơn của bệnh tự kỷ. Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc trẻ và vai trò oxytocin trong sự phát triển cũng như nhận biết của trẻ", VnExpress cho biết.

Trước đó, các nhà nghiên cứu của Anh cho biết: Trẻ bú sữa mẹ có thể có số đo thị giác lập thể tốt hơn trẻ bú sữa bột khi còn nhỏ.

Bác sĩ Atul Singhal thuộc Viện Sức khỏe Trẻ em ở London cho biết: “Cuộc nghiên cứu của chúng tôi giúp bổ sung bằng chứng ngày càng thuyết phục là bú sữa mẹ có lợi về lâu dài cho sự phát triển thị giác.”

Như vậy, kết quả những nghiên cứu mới đây đã thêm một lần nữa chứng tỏ được lợi ích của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, vì vậy, tốt nhất mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để bé phát triển toàn diện.

Lưu ý khi cho trẻ bú sữa mẹ:

0f0556c61287fbd9a296

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết trong sữa mẹ. Cho bé bú sữa mẹ, mẹ cần lưu ý những điều sau đây để giúp mẹ có lượng dồi dào và bé thích thú với việc bú sữa mẹ.

- Không nên cho con bú nếu người mẹ đang mắc một số bệnh truyền nhiễm ví dụ như lao, AIDS…để tránh lây bệnh cho trẻ.

- Cũng không nên cho con bú nếu người mẹ thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc chống ung thư…hay uống nhiều rượu.

- Mẹ bị cảm cúm phải đeo khẩu trang cho cón bú, không dùng tay để sờ vào miệng, mũi của bé… đề phòng vi trùng lây nhiễm sang con qua đường hô hấp. Mẹ sốt trên 38oC tạm dừng cho con bú, nuôi bộ, nhưng phải vắt  sữa kịp thời tránh để sữa vón cục.

- Trong thời gian cho con bú, cần phải giữ 2 vú luôn ở trạng thái sạch sẽ và phải đảm bảo độ khô ráo cần thiết.

Mẹ cần lưu ý một số điều khi cho con bú (ảnh minh họa)- Không nên vừa xem ti vi vừa cho con bú. Vừa cho con bú vừa trò chuyện với trẻ sẽ tốt cho sự phát triển não của bé, tăng cường tình cảm giữa mẹ và con. Đó cũng là việc làm cần thiết giáo dục trẻ trong thời kì đầu.

- Đảm bảo đứa trẻ được cho bú đúng tư thế. Núm vú phải được đưa vào phía trong miệng của trẻ sao cho 2 môi của trẻ chạm vào khu vực quầng vú. Khi bú, đứa trẻ sẽ dùng lưỡi đẩy núm vú lên trên vòm miệng và hút sữa vào phía trong.

- Không trang điểm quá đậm. Các nhà nghiên cứu cho biết, khứu giác là cơ quan cảm giác mẫn cảm nhất ở trẻ sơ sinh. Mùi của người mẹ ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ. Nếu ngửi thấy mùi sữa mẹ, trẻ rất vui vẻ, hào hứng muốn ăn, có lợi cho sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ trang điểm quá đậm, mùi thơm của son phấn, nước hoa… làm trẻ không nhận ra mẹ mình, nảy sinh tâm lí cảnh giác, lo lắng, khóc, khó ngủ, thậm chí “tuyệt thực”. Vì thế cần tẩy trang sạch sẽ trước khi cho bé bú.

- Cần cho bú theo nhu cầu của đứa trẻ, không nên bắt trẻ phải bú ép. Đồng thời cũng phải cho trẻ bú đều cả 2 vú.

- Trong thời gian cho con bú, một số vấn đề có thể xảy ra như đau núm vú hoặc bị nhiễm khuẩn…Nguyên nhân chủ yếu của những hiện tượng này là do lượng sữa được sản sinh ra quá nhiều. Lượng sữa nhiều còn làm cho vú bị căng, gây khó khăn cho trẻ khi bú.

- Để hạn chế ảnh hưởng này, tốt nhất nên dùng tay ép một lượng sữa ra trước rồi cho trẻ bú.

- Khi thấy núm vú bị dập nhỏ và cảm thấy đau, tốt nhất nên cho trẻ ngừng bú, rồi bôi dầu hoặc kem dưỡng da để vú được lành nhanh hơn, tránh gây truyền nhiễm cho trẻ.

- Một hiện tượng khác rất dễ xảy ra trong quá trình cho con bú đó là hiện tượng tắc sữa. Đó có thể là do người mẹ mặc áo nịt quá chật hay lượng sữa thừa khô lại chặn các lỗ ở núm vú.

- Khi gặp phải hiện tượng này có thể áp dụng biện pháp xoa bóp xung quanh khu vực có ông dẫn sữa. Nếu nghiêm trọng thì phải đến bệnh viện khám cẩn thận.

- Lúc mẹ tức giận không nên cho con bú, bởi phản ứng sinh lí của người mẹ mạnh mẽ, chất bài tiết ra kể cả sữa sẽ mang độc tố rất có hại cho trẻ

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....