Trẻ em bị u máu có nguy hiểm không? Cách nhận biết trẻ bị u máu là gì?

Thứ Ba, 26/02/2019 06:50 PM (GMT+7)

Trẻ em bị u máu có nguy hiểm không? Cách nhận biết trẻ bị u máu là gì? Nếu bạn cũng đang thắc mắc và cần người giải đáp về vấn đề này thì đừng vội bỏ qua bài viết của tôi ngày hôm nay nhé.

Empty

U máu là gì, u máu có nguy hiểm không?

U máu là một loại khối u khá lành tính ở trẻ nhỏ, chúng sẽ xuất hiện từ khi trẻ bắt đầu sinh ra và loại u máu này có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể của trẻ. Có thể ở da, ở dầu, cổ, mặt, chân hoặc tay, không những thế có một số trẻ còn bị u máu ở trong gan, thận mà chỉ khi đi khám mới có thể phát hiện ra được.

U máu ở trẻ thường tồn tại ở 2 dạng: một loại là u tế bào nội mạc mạch máu – chúng xuất hiện, sẽ phát triển theo thời gian, phát triển khá nhanh. Còn một loại gọi là u dị dạng, loại này chúng phát triển chậm hơn những lại tồn tại tới khi bé trưởng thành.

Tuy có thể nói u máu là một loại u tương đối lành tình, nhưng cũng có một số trường hợp u máu sẽ biến dạng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà chúng còn gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ. Vì thế cho nên không kể là u lành hay u ác thì các bậc cha mẹ cũng nên cho trẻ đi điều trị càng sớm càng tốt, bởi càng điều trị sớm thì u còn nhỏ, chưa phát triển nhiều cho nên tỉ lệ thành công càng cao.

Cách nhận biết trẻ bị u máu

Empty

Đối với những trẻ bị u máu xuất hiện bên ngoài da thì rất đơn giản để có thể nhận biết được. Các mẹ chỉ cần dựa vào một số những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, u máu có thể xuất hiện như một vệt son, nốt ruồi, phẳng thường có màu đỏ, tím hoặc hơi phớt xanh. Đối với những trẻ có những dấu hiệu này thì tức là trẻ bị u máu ở cấp độ nhẹ hay còn gọi là u máu mao mạch.

Thứ 2, u máu có kích thước lớn, thường nhô lên bên trên bề mặt da, u có thể lan rộng, phát triển theo thời gian và có thể biến dạng. Màu sắc cũng tương tự như trên đó là có màu đỏ, màu tím hoặc phớt xanh. Đối với loại u máu này thì theo y học hiện đại gọi là u máu dạng hang.

Thứ 3, đây là loại u máu chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại để lại khá nhiều nguy hiểm, hậu quả nếu không điều trị đúng cách và kịp thời – u máu hỗn hợp. Là loại u có thể vỡ ra hoặc biến chứng, chúng có thể có màu hồng đậm, màu đỏ hoặc màu tím.

Đối với những trẻ bị u máu bên trong gan, thận thì thông thường sẽ không có những biểu hiện cụ thể, rõ rệt mà chỉ có một số biểu hiện như đầy bụng, chán ăn, nhanh no hoặc hay bị nôn, chớ… để có thể xác định được có phải trẻ bị u máu hay không thì các bậc phu huynh cần phải cho trẻ đi siêu âm, xét nghiệm mới biết chính xác được.

Nói tóm lại trẻ em bị u máu có nguy hiểm không? Còn phụ thuộc vào loại u xuất hiện trên cơ thể trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ tốt nhất các mẹ hãy cho trẻ đi khám và điều trị tại những cơ sở uy tín nhé.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...