Trẻ ho, sốt: Khi nào cần đi viện?

Thứ Ba, 19/11/2019 04:16 PM (GMT+7)

Trong 3 ngày đầu nên theo dõi và triệu chứng tự thuyên giảm, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm giảm dần.

ho-sot

Nguyên nhân khiến trẻ hay bị ho và sốt

Ho và sốt là hai biểu hiện thường đi kèm cùng nhau, là triệu chứng của nhiều bệnh, nhưng chủ yếu là các bệnh liên quan tới đường hô hấp. Trong đó:

Trẻ bị ho là cơ chế hoàn toàn tự nhiên của cơ thể nhằm bảo vệ bộ máy hô hấp trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, đồng thời giúp cơ thể đào thải những dị vật tồn đọng trong đường thở của bé.Sốt cũng là phản ứng của cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh, là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có những thay đổi bất thường, ba mẹ cần quan tâm và chăm sóc cho bé.Có rất nhiêu nguyên nhân khiến trẻ ho và sốt, đây là những nhóm nguyên nhân chính:

Thời tiết thay đổi: Thời gian chuyển mùa hay những ngày mùa đông lạnh giá, hanh khô, khí hậu nóng – ẩm, chênh lệch nhiệt độ sáng chiều quá lớn, môi trường ô nhiễm luôn là lý do hàng đầu khiến bé gặp vấn đề về hô hấp. Cơ thể bé chưa kịp thay đổi để thích nghi sẽ phản ứng bằng những cơn ho, sốt.

Nhiễm virus: Dịch cúm, dịch sốt trên diện rộng, virus Adenovirus, cúm A và B, Rhinovirus khiến trẻ có sức đề kháng kém dễ dàng có các triệu chứng như ho, sổ mũi, sốt.Những sai lầm hay gặp phải của cha mẹ khi trẻ bị ho và sốtNhiều cha mẹ khi đến khám tại bệnh viện thường thắc mắc đã cho con mình uống rất nhiều kháng sinh mà không thấy khỏi. Cha mẹ có biết rằng, việc lạm dụng kháng sinh đã gián tiếp khiến cho bé lâu khỏi bệnh, vì chúng khiến trẻ chán ăn, trường hợp nặng hơn là tiêu chảy, sức đề kháng của bé do đó mà giảm đi khá nhiều.

Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý rằng, bất kỳ biểu hiện ho, sổ mũi, hay sốt đều là những phản ứng giúp cơ thể nhanh chóng khỏi bệnh. Ho khiến chất đờm, chất nhày chảy từ mũi xuống họng, sổ mũi giúp chất đờm được đào thải ra ngoài một cách nhanh nhất. Sốt là phản ứng của hệ miễn dịch hoạt động mạnh để loại trừ virus ra ngoài. Do đó, cha mẹ không cần lo lắng quá mức khi bé chỉ bị ho, sốt nhẹ.

Tuy nhiên, biểu hiện nào cũng có giới hạn của nó, sốt quá cao khiến trẻ bị biến chứng co giật, không ăn uống được do mệt mỏi, ho quá nhiều khiến trẻ bị nôn sau khi ho. Những lúc như thế này, ba mẹ hãy nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ, những chuyên gia sức khỏe, và không nên tự ý mua thuốc ở ngoài cho bé uống, đặc biệt là các bé dưới 3 tháng tuổi.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ho và sốt?

Khi trẻ mới bị ho và sốt thì cha mẹ không nên quá lo lắng vì trẻ sẽ tự khỏi bệnh sau ít ngày. Do đó chúng ta không cần quá lo lắng mà hãy bắt tay ngay vào điều chỉnh cách chăm sóc trẻ, cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì trẻ sẽ mau chóng khỏi bệnh.

Mẹ có thể sử dụng những gợi ý sau để giúp trẻ mau phục hồi sau những cơn ho và sốt:

Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây.

Nếu trẻ sốt thì pha cho trẻ Oresol bù nước và chất điện giải giúp trẻ hạ sốt.

Dùng khăn ấm lau kỹ các vùng nách, bẹn của bé.

Dấu hiệu khi ho cảnh báo bệnh nguy hiểm ở trẻ

Nếu ho kèm theo các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện:

- Ho dai dẳng lâu ngày không khỏi.

- Ho nhiều kèm theo co thắt, cơ thể tím tái. Đây có thể là biểu hiện trẻ bị mắc dị vật trong đường thở. Trường hợp này cần sơ cứu ngay lập tức trước khi đưa trẻ đến bệnh viện.

- Ho kèm theo sốt, nôn trớ, là dấu hiệu của viêm phổi. Trường hợp trẻ ho nhiều về đêm kèm nôn trớ nhưng không sốt là dấu hiệu của  trào ngược dạ dày.

- Ho nhiều kèm đờm, trong lồng ngực nghe được tiếng rên rít, là biểu hiện của viêm phế quản hoặc hen suyễn.

Cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ, không nên tự ý mua thuốc trị ho cho trẻ. Ảnh: Romper.Tất cả trường hợp ho kèm dấu hiệu bất thường đều cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xác định tình trạng bệnh và điều trị kịp thời. Tình trạng ho lâu ngày không có sự can thiệp y tế có thể bị biến chứng sang các bệnh nguy hiểm hơn.

Khi trẻ bị ho, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ, không nên tự ý mua thuốc trị ho, thuốc kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc truyền miệng nào vì có thể làm tình trạng ho nặng thêm hoặc gây tiêu chảy, kháng thuốc.

Để phòng tránh ho và các bệnh hô hấp ở trẻ vào mùa đông, cha mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Không nên ủ ấm quá kỹ cho trẻ, khiến trẻ ngột ngạt khó chịu quấy khóc. Đặc biệt, việc mặc quá nhiều quần áo ấm khiến trẻ ra mồ hôi, có thể ngấm vào cơ thể gây cảm lạnh.

Thường xuyên vệ sinh mũi, miệng, mắt của trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%.

Tuân thủ chặt chẽ đơn thuốc của bác sĩ và có thể nấu một số món ăn dân gian có tác dụng trị ho cho trẻ.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....