Trẻ hoàn toàn có thể mắc thể còi xương bụ bẫm

Thứ Ba, 01/01/2019 02:42 PM (GMT+7)

Mẹ biết không, ngay cả khi bé yêu có vóc dáng bụ bẫm nhưng vẫn có thể bị còi xương đấy các mẹ ạ. Tình trạng này có tên gọi là còi xương bụ bẫm.

Empty

Tình trạng còi xương bụ bẫm không phải hiếm gặp nhưng không phải mẹ nào cũng biết rõ về trạng này. Bài viết sau đây sẽ hé lộ thông tin cần biết cho mẹ nhé.

Nguyên nhân dẫn đến còi thương của trẻ nhỏ

Xét về nguyên nhân còi xương thì có rất nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân tiêu biểu là rối loạn dinh dưỡng, trẻ không nhận đủ vitamin D tối thiểu, cùng với canxi và phốt phát. Chúng khiến cho xương yếu đi, dị dạng, xốp và tăng trưởng chậm.

Khi thiếu vitamin D thì cơ thể sẽ sinh ra một loại hormone làm nhiệm vụ kích thích giải phóng canxi và phốt phát từ xương, vậy nên kết cấu xương sẽ trở nên kém chắc chắn.

Các bé vẫn đang phát triển nên tình trạng còi xương dễ mắc phải. Phần đa tình trạng còi xương xảy ra ở trẻ nhỏ trong khoảng 6 đến 24 tháng.

Trẻ bụ bẫm có nguy cơ còi xương

Empty

Nếu nhìn đơn giản bề ngoài thấy con trẻ to cao hơn bạn đồng trang lứa thì khó ai mà tin bé đang ở trong tình trạng còi xương. Thế như trong thực tế, những trẻ mau lớn thì cũng có thể có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng dành cho hệ xương phát triển. Nếu như người lớn không chú ý công việc tắm nắng cho trẻ, bổ sung vitamin D, phốt phát… qua chế độ ăn uống thì tình trạng còi xương hoàn toàn có thể xảy ra nếu như trông trẻ bụ bẫm đi chăng nữa.

Biểu hiện của bệnh còi xương ở trẻ nhỏ

Như nói ở trên, bạn biết đấy trẻ còi xương không hẳn trẻ sẽ gầy. Bố mẹ có thể phát hiện tình trạng còi xương của trẻ thông qua các biểu hiện như rụng tóc sau đầu ( rụng tóc hình vành khăn), trẻ hay quấy khóc, giật mình khi ngủ, trẻ thóp rộng và khả năng biết bò, biết đi chậm, răng cũng mọc chậm hơn so với bạn đồng trang lứa.

Tình trạng của bé trở nên nặng nề hơn và cần sự can thiệp của bác sĩ đó là: gãy xương, chuột rút, chậm phát triển với vóc dáng thấp, đau xương, xương tay chân mềm… xương dị dạng như vòng kiềng, chân chữ X, cột sống cong, xương ức nhô ra…

Thế nhưng để xem bé có chính xác bị còi xương hay không thì phụ huynh cần đưa bé tới các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng xương, mật độ canxi, phốt phát hay vitamin D trong cơ thể, cũng như các xét nghiệm X quang hay xét nghiệm máu.

Phòng ngừa tình trạng còi xương của trẻ nhỏ

Trong việc chăm sóc của trẻ nhỏ thì phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Tốt nhất phụ huynh nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất cần thiết với hệ xương để phòng ngừa tình trạng còi xương. Bố mẹ có thể cho bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ ví dụ như trứng, sản phẩm từ sữa, cá, gan động vật… Nếu như bác sĩ dành lời khuyên cho bé yêu nên sử dụng thuốc uống bổ sung vitamin D và canxi thì các bậc bố mẹ hãy sử dụng. Nếu không thì chỉ cần bổ sung qua các sản phẩm từ sữa thông thường. Vì việc dùng quá liều hay dùng không phù hợp rất ảnh hưởng đến trẻ. Tắm nắng cũng là một ý kiến hay, bạn nên cho trẻ tắm nắng đầy đủ để có một sức khỏe tốt hơn.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....