Trẻ nên ăn dặm kiwi từ thời điểm nào là tốt nhất

Thứ Năm, 19/07/2018 12:00 AM (GMT+7)

Hầu hết mọi người đều biết kiwi chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu muốn cho con nhỏ dùng loại trái này các bậc phụ huynh phải lựa chọn thời điểm thích hợp nhất. Vậy đó là khi nào? Cho bé ăn ra sao?..Mời các bậc phụ huynh tham khảo những ý kiến chia  sẻ hữu ích dưới đây.

Khi nào thì nên cho trẻ ăn kiwi?

Khi con được 6 tháng tuổi và bước vào giai đoạn ăn dặm, đây là thời điểm trẻ bắt đầu làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa. Có rất nhiều thực phẩm để các ông bố bà mẹ lựa chọn cho bé ăn trong giai đoạn này như trái cây, rau củ, ngũ cốc và sữa.

Để đảm bảo thiên thần nhỏ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn hãy nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng và độ an toàn của các món ăn trước khi bắt đầu quá trình ăn dặm. Đặc biệt, nếu có ý định cho con ăn kiwi thì nên cho bé ăn khi trẻ được 8 – 10 tháng tuổi. Nếu bé bị dị ứng hay tiêu chảy khi thử kiwi, bạn nên ngừng cho trẻ ăn loại trái cây này và chờ đến khoảng 10 – 12 tháng tuổi rồi hãy thử lại.

Lợi ích không ngờ của kiwi đối với trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia, kiwi không chỉ có hương vị thơm ngon mà cón chứa vô số dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời mà loại trái cây này mang lại đối với sức khỏe của trẻ.

- Kiwi có nhiều vitamin C, A, kali, chất xơ, folate và chất chống oxy hóa.

- Một trái kiwi sẽ cho trẻ 230% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày, cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường hấp thu sắt từ thức ăn và nhanh lành vết thương.

- Đây là loại trái cây giúp ngừa táo bón ở trẻ, giàu chất chống oxy hóa, cung cấp 16% lượng chất xơ cần thiết hằng ngày. Ngoài ra, còn là nguồn cung cấp canxi, sắt, kali, magie và kẽm.

- Kiwi còn có thể ngừa hen huyễn, giảm mỡ trong máu, giảm hình thành máu đông.

Những dấu hiệu cảnh báo không nên cho trẻ ăn kiwi

Bạn không nên cho con ăn kiwi nếu bé từng bị dị ứng đu đủ, nhựa, hạt mè và dứa vì có khả năng bị dị ứng cao với loại trái cây này.

Một vài trái cây như kiwi, cam, dâu và mâm xôi có thể gây kích ứng da quanh miệng bé khi ăn. Tình trạng trên sẽ thường gặp hơn khi trẻ bị chàm, nhưng không gây nguy hiểm. Triệu chứng dị ứng bao gồm đau miệng, sưng môi, lưỡi, mặt và nôn ói, thậm chí có thể dẫn đến khó thở.

Triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 2 giờ sau khi trẻ ăn kiwi. Vì thế, để xác định trẻ có bị dị ứng hay không, bạn nên cho con dùng kiwi trước bữa ăn và nên thử với lượng nhỏ. Nếu trẻ không có phản ứng gì, hãy cho bé ăn kiwi như bình thường.

Một số công thức chế biến kiwi cho trẻ

Kiwi và chuối

Nguyên liệu: Kiwi chín: 1 trái,  Chuối: 1 trái

Thực hiện:

Các mẹ gọt vỏ, rửa sạch và thái nhỏ kiwi. Còn với chuối bạn lột vỏ và cắt thành từng khúc. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào máy sinh tố xay nhuyễn và cho bé dùng.

Kiwi hầm

Nguyên liệu: Kiwi chín: 4 trái đã gọt vỏ và thái nhỏ, Nước táo hay nước nho: 1/2 ly

Thực hiện: Bạn cho tất cả các nguyên liệu vào nồi rồi đun trên bếp với lửa nhỏ trong 10 -15 phút đến khi kiwi mềm. Tiếp theo, các mẹ có thể cho vào máy sinh tố xay nhuyễn hay dùng muỗng nghiền nát đều được.

Hy vọng với những công thức đơn giản nói trên, các ông bố bà mẹ sẽ thực hiện thành công và giúp con nhận được những lợi ích tốt nhất từ kiwi nhé!

System

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...