Trẻ sơ sinh bị đi ngoài phân sủi bọt có nguy hiểm không?

Thứ Sáu, 26/10/2018 04:08 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài phân sủi bọt có thể do nhiều nguyên nhân…Để trị bệnh cần nắm được nguyên nhân thì mới có phương pháp điều trị kịp thời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1.Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài

Đối với trẻ sơ sinh trong giai đoạn dưới 1 tuổi việc quan sát chất lượng phân của bé rất quan trọng. Điều này giúp thể hiện bé hiện đang khỏe mạnh hay không. Theo đó nếu con có hiện tượng đi ngoài phân sủi bọt thì có thể do những nguyên nhân sau:

Hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện

Đối với trẻ sơ sinh thì hệ thống tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên dẫn đến việc phân của bé hơi lỏng, bọt và có nhầy. Nguyên nhân là do đường ruột của bé bị kích thích và chưa tiêu hóa hết lượng đường trong sữa. Lúc này nếu bé kèm hiện tượng tiêu chảy, chậm lớn nữa thì các mẹ cần có phương án cải thiện hệ tiêu hóa cho bé.

Dị ứng sữa

Theo thống kê hiện nay trong khoảng 100 bé sơ sinh thì có 2 bé bị dị ứng sữa bò hay dị ứng các protein có trong sữa. Khi bị dị  ứng sữa sẽ dẫn đến việc đi ngoài có bọt kèm theo tiêu chảy. Nhiều trường hợp còn bị nổi mề đay, đau bụng, khó thở…nguy hiểm đến tính mạng.

Chế độ ăn uống của mẹ

Đối với những bé bú sữa mẹ thì chế độ ăn uống của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bé. Ví dụ như mẹ ăn các thực phẩm tanh hay lạnh sẽ có thể khiến cho bé đi ngoài có bọt. Do đó, các bà mẹ khi cho con bú nên ăn các thực phẩm lành dạ nhằm giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

2. Hướng dẫn cách xử lý khi bé bị đi ngoài phân sủi bọt

Khi đã xác định được nguyên nhân dẫn đến việc bé đi ngoài phân sủi bọt thì các mẹ có thể có cách xử lý kịp thời. Đối với những trường hợp bị dị ứng sữa các bà mẹ cần thay đổi sữa cho bé uống, vệ sinh sạch sẽ tay cũng như đồ dùng trước khi pha sữa cho bé ăn.

Đối với các bé đi ngoài phân sủi bọ kéo dài kèm theo các dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa. Mẹ cần cho con đi khám sau đó kết hợp với chăm sóc tại nhà như sau:

- Cho bé uống đủ nước khi con đi ngoài có bọt kèm tiêu chảy. Thì điều quan trong mà mẹ cần làm đó là tiếp tục bổ sung nước qua sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé không bị mất nước.

- Hạn chế cho bé ăn thực phẩm có đường. Mẹ không nên cho con ăn nhiều các thực phẩm có đường vì sẽ khiến cho tình trạng của bé thêm tồi tệ.

- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho con khi có dấu hiệu đi ngoài sủi bọt có thể bé đã nhiễm vi khuẩn nên mẹ cần phải giữ sạch sẽ cho con hạn chế phát tán nguồn bệnh.

Trên đây là một số những điều cần lưu ý cho các mẹ khi điều trị cho con bị đi ngoài phân sủi bọt. Hy vọng sẽ giúp các mẹ chăm sóc sức khỏe cho con một cách tốt hơn.

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....