Trẻ sơ sinh thở khò khè, mẹ phải làm sao

Thứ Ba, 18/12/2018 07:32 PM (GMT+7)

Những bà mẹ, nhất là những bà mẹ trẻ sẽ vô cùng bối rối và lo lắng khi bé yêu thở khò khè và quấy khóc. Đây là biểu hiện khi bé mắc một số bệnh về đường hô hấp. Vậy cách chữa trị khò khè ở trẻ nhỏ như thế nào để hiệu quả và an toàn.

tre-so-sinh-doi-be-lien-tuc-met-ca-me-lan-con

Việc bé quấy khóc, thở khò khè là một dấu hiệu xảy ra không ít ở trẻ nhỏ. Khi bé yêu có những triệu chứng bất thường kể trên thì bố mẹ hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa phù hợp.

Trẻ sơ sinh bị khò khè có dấu hiệu gì

Tất nhiên dấu hiệu dễ nhận ra nhất của trẻ đó là những âm thanh khò khè phát ra lúc thở, âm thanh này không quá lớn. Khi mẹ áp sát mũi hay miệng ở gần sẽ cảm nhận được chúng một dễ dàng. Tiếng khò khè này gần như tiếng ngáy nhưng nó khá lạ và không đều so với tiếng ngáy thông thường.

Khi mà trẻ rơi vào tình trạng thở khò khè nặng thì tiếng thở của bé sẽ có đi cùng tiếng rít, kéo dài một cách nặng nhọc.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh

Việc xác định xem đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng thở khò khè ở trẻ nhỏ là điều khá quan trọng vì từ đó mẹ mới nắm bắt được cách chữa trị cho bé hiệu quả và phù hợp nhất. Sau đây là một số tình trạng gây ra tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân do dị ứng: Việc dị ứng của trẻ nhỏ được biểu hiện cụ thể bằng các ví dụ như: Khi mà bé yêu ở trong môi trường phải tiếp xúc với nhiều chất ô nhiễm trong không khí, sử dụng loại thức ăn không phù hợp với cơ địa… Đây là một nguyên nhân không phổ biến với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, khi này cơ thể bé sẽ tiết ra một số chất làm cho thắt phế quản nên thở khò khè.

Nguyên nhân do mắc các bệnh liên quan: Những trẻ bị thở khò khè có thể do các bệnh về đường hô hấp như viêm tiểu phế quản hay hen suyễn, viêm phổi, ho gà, bệnh xơ năng,  thậm chí là bệnh mềm sụn thanh quản (khá ít trường hợp xảy ra).

Các chữa thở khò khè mà mẹ nên áp dụng

may-thang-co-the-cho-be-so-sinh-ra-ngoai-choi

Với trẻ sơ sinh dưới 1 năm tuổi thì khi bị thở khò khè, tốt nhất nên tới các cơ sở y tế để bác sĩ chữa trị. Thế nhưng với những trường hợp nhẹ mẹ có thể áp dụng một số các điều trị đơn giản để ngăn bệnh tiến triển.

Luôn vệ sinh tai mũi họng cho trẻ: Phần tai mũi họng của trẻ nhỏ luôn cần được giữ gìn sạch sẽ. Điều này tránh cho việc bé bị dị ứng bụi bẩn trong không khí và khiến đường thở thông thoáng.

Nước muối sinh lý: Đây là một cách khá an toàn và hiệu quả để làm sạch mũi bé. Thế nhưng mẹ chỉ nên nhỏ khoảng 1-2 giọt là đủ.

Sử dụng máy làm ẩm không khí: Việc khô hanh vào mùa đông khiến mũi dễ bị khô, đóng gỉ hay nghẹt mũi. Nếu có điều kiện bạn hãy sử dụng máy làm ẩm không khí để giảm nghẹt mũi cho trẻ.

Bổ sung thêm nước cho trẻ: Đây là công việc làm giảm chất nhầy và thông thoáng mũi.

Với những trẻ lớn hơn ( trên 6 tháng tuổi) mẹ có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu để tự nhiên như gừng, mật ong, chanh hay tỏi để bé giảm hiện tượng khò khè.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....