789

Trẻ sơ sinh tiêm uốn ván khi nào?

Thứ Ba, 18/02/2020 10:30 AM (GMT+7)

Đối với trẻ em, khuyến cáo nên tiêm vắc-xin phòng uốn ván phối hợp với các vắc-xin khác vào thời điểm 2,3,4,18 tháng tuổi nhằm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Haemophilus Influenzae týp B, viêm gan B.

tiem-phong-uon-van

Bệnh uốn ván sơ sinh

Bệnh uốn ván sơ sinh biểu hiện đầy đủ qua 4 thời kỳ: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh

Thời kỳ ủ bệnh

Sau đẻ, trẻ có một thời gian hoàn toàn bình thường, đó là thời kỳ ủ bệnh. Thời kì này kéo dài 3 - 7 ngày, có thể lâu hơn. Thời kỳ ủ bệnh càng ngắn bệnh càng nặng.

 Thời kỳ khởi phát

Trẻ quấy khóc, bỏ bú, miệng chúm chím lại, trẻ đói nhưng không bú được nên càng khóc, lúc này nếu đè lưỡi ấn xuống thì thấy phản ứng lại đó là dấu hiệu cứng hàm (trismus), thời kỳ khởi phát này nhanh chóng chuyển sang thời kỳ toàn phát (từ vài giờ đến một ngày).

 Thời kỳ toàn phát

Bệnh uốn ván sơ sinh thể hiện rõ ràng, cứng hàm càng rõ, xuất hiện hai triệu chứng chính là cơn co giật và co cứng. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà có cơn co giật hay co cứng mau hay thưa, ngắn hay dài.

Cơn co giật: Xảy ra một cách tự phát hay kích thích (khi trẻ tiếp xúc với ánh sáng, khám, bế cho ăn), lúc đó nét mặt trẻ nhăn nhúm lại, miệng chúm chím, sùi bọt mép, hai tay nắm chặt. Cơn co giật có thể kéo dài vài phút. Cũng có khi tới 5-6 giờ liền, nếu cơn co giật mạnh liên tục, dễ kèm theo cơn ngừng thở kéo dài 2-3 phút, thậm chí 20-30 phút do cơ thanh quản bị co thắt. Tim sẽ đập chậm lại; nếu kéo dài, tiếng tim rời rạc, mạch khó bắt, chân tay lạnh. Mỗi cơn ngừng thở là một lần có thể đe doạ tính mạng bệnh nhi hoặc dễ bị toan hóa máu.

Cơn co cứng cơ: Người trẻ uốn cong, đầu ngả ra sau, hai tay khép chặt. cơn co cứng cơ thường xuyên hiện sau cơn co giật đầu tiên và kéo dài suốt thời gian trị bệnh. Nếu co giật và co cứng kéo dài hàng phút, đứa trẻ có thể bị tử vong trong cơn co giật.

Toàn trạng: Nhiệt độ có thể bình thường nhưng thường sốt cao 38-390C, có khi 40-41°C, là yếu tố phối hợp làm cơn co giật xảy ra. Trẻ có thể bị táo bón. Rốn thường rụng sớm (100%) và nhiễm khuẩn, có thể rốn ướt, có mủ, mùi hôi hay thối.

Thời kỳ lui bệnh

Những trẻ uốn ván sơ sinh qua được tuần thứ hai, thứ ba thường tiến triển tốt dần, cơn co giật, co cứng giảm dần và bệnh nhi bắt đầu mở mắt, khóc được. Trong thời gian này vẫn còn tăng trương lực, sau đó vài ngày bệnh nhi có thể bú mẹ được. Nhưng phải từ 1,5 - 2 tháng thì trương lực cơ mới trở lại bình thường.

Bệnh uốn ván sơ sinh thường gây tử vong cho trẻ thời kỳ phát bệnh do những cơn giật nhiều lần, kéo dài không khống chế được hoặc chết vì biến chứng của bệnh.

Tiêm uốn ván khi nào?

Việc tiêm vắc-xin phòng uốn ván được khuyến cáo cho tất cả trẻ em, trẻ vị thành niên, phụ nữ đang mang thai và người lớn/người lớn tuổi. Ngay khi trẻ được ra đời, cha mẹ sẽ được tư vấn lịch trình tiêm phòng chống các loại bệnh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam. Trong đó, lịch trình tiêm phòng uốn ván theo thứ tự như sau:

Lần 1: Tiêm mũi 1 ở giai đoạn 2 tháng tuổi.

Lần 2: Tiêm mũi 2 ở giai đoạn 3 tháng tuổi.

Lần 3: Giai đoạn 4 tháng tuổi, tiêm mũi 3.

Lần 4: Tiêm mũi 4 ít nhất sau 1 năm kể từ thời gian tiêm mũi 3, lúc này bé đã được 16 tháng tuổi nhưng thường khuyến cáo sẽ tiêm vắc-xin kết hợp 6 trong 1 lúc 18 tháng tuổi để phòng 6 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hemophilus Influenza týp b, viêm gan B.

Lần 5: nhắc lại bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt lúc 4-6 tuổi.

Trẻ lớn, người lớn, người già, phụ nữ trước khi mang thai hoặc mang thai từ 27 tuần đến dưới 35 tuần có thể tiêm vắc-xin 3 trong 1 phòng 3 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván.

Điều quan trọng là trẻ cần được tiêm đầy đủ liệu trình vắc-xin phòng uốn ván đúng thời gian, đúng phác đồ để duy trì tình trạng miễn dịch chống lại bệnh.

 Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Có thể do một vài lý do nào đó: trẻ sốt cao, quên lịch tiêm, hết vắc-xin không có vắc-xin thay thế.... gia đình bị nhỡ tiêm phòng uốn ván mũi 2 cho trẻ. Những trường hợp này, gia đình nên cho trẻ đến các cơ sở tiêm chủng càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn các phác đồ tiêm bổ sung mũi tiêm trễ cho trẻ. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp quên tiêm mũi 2 uốn ván đúng theo lịch, vẫn có thể tiêm bù và trẻ vẫn có sức đề kháng với bệnh uốn ván. Chính vì vậy, các mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu lỡ quên tiêm mũi 2 uốn ván cho trẻ sơ sinh. Việc lo lắng thái quá sẽ dẫn đến stress, có những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Đối với trẻ em, khuyến cáo nên tiêm vắc-xin phòng uốn ván phối hợp với các vắc-xin khác vào thời điểm 2,3,4,18 tháng tuổi nhằm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Haemophilus Influenzae týp B, viêm gan B.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...