Trọng tâm chiến lược sang Dân số và phát triển- phương hướng dân số trong thời kì mới

Thứ Sáu, 10/08/2018 09:22 PM (GMT+7)

Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ Kế hoạch hóa gia đình sang Dân số và phát triển chính là những vấn đề cốt lõi được đề cập đến trong Hội thảo Cung cấp tin về dân số và phát triển cho các cán bộ, ngành, đoàn thể, các tổ chức quốc tế, phi Chính phủ do Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) tổ chức tại Hà Nội vừa qua.

Thích ứng với già hóa dân số

Tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Xuân Mai (Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động) cho biết, dân số nước ta sẽ đạt 100 triệu người vào năm 2026. Với số lượng trẻ em trong độ tuổi tiểu học (từ 5 - 10) sẽ vẫn tăng đến năm 2025 và sau đó giảm mạnh trong những năm 2034, mức độ già hóa dân số tại nước ta dự kiến sẽ chính thức bắt đầu và đề ra nhiều thách thức mới. Dự kiến tính đến năm 2040 Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ cơ cấu dân số vàng.

Thời kỳ cơ cấu dân số vàng sẽ đem lại hàng loạt các lợi thế có thể kể đến như:  cung cấp cho thị trường lực lượng lao động dồi dào; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,…Tuy nhiên, tiếp sau đó chính là các mối lo ngại về tốc độ già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới.

Nếu không thích ứng kịp thời với già hóa dân số, nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong cả phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ xã hội cần có sự nâng cao nhận thức và sự quan tâm của toàn xã hội về vấn đề này. Từ đó có những đẩy mạnh và phát huy vai trò, lợi thế của dân số tại thời điểm này đồng thời thực hiện tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội, các dịch vụ y tế và chăm sóc là những việc làm cần thiết để thích ứng với quá trình già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam trong một vài năm tiếp theo.

Thực hiện triệt để cuộc cách mạng trong chính sách dân số

Chính sách dân số là một dòng chảy liên tục, là điểm quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng chính vì vậy việc thực hiện chúng cần phải được quan tâm, sát sao và nghiêm túc thi hành. Nghị quyết Trung ương 4 Khóa VII đã nhấn mạnh: “Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội”.

Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục đưa công tác dân số và phát triển thành một nội dung trọng tâm trong và hoàn thiện để có thể áp dụng vào các nghị quyết, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội rõ ràng nhất.

Đặc biệt cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần phát triển; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho dân số và phát triển tại các vùng đồng bào thiểu số, vùng sâu vùng xa,…

 

System