Tử cung có thể đã nhiễm bệnh nếu xuất hiện 4 dấu hiệu này

Thứ Tư, 15/07/2020 09:33 PM (GMT+7)

Viêm tử cung là một trong những bệnh khá nguy hiểm. Bởi vì, bệnh này có nguy cơ dẫn đến biến chứng ung thư tử cung rất cao. Do đó, việc phát hiện sớm các dấu hiệu viêm tử cung có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị.

Trong những năm gần đây, ca bệnh liên quan đến tử cung ngày một nhiều. Trong đó, viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư cổ tử cung... là những căn bệnh thường gặp ở cổ tử cung và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí gây vô sinh ở nữ giới.

Triệu chứng các bệnh về tử cung thường không rõ ràng vì vậy bệnh thường chỉ được phát hiện khi phụ nữ đi khám phụ khoa. Tuy nhiên, giới Y học Trung Quốc cho rằng có một cách kiểm tra sức khỏe tử cung nhanh hơn đó là: Quan sát các dấu hiệu khi đi tiểu.

tu cung

Ảnh minh họa.

Cụ thể, nếu chị em có đủ 4 dấu hiệu bên dưới đây thì rất có thể bộ phận sinh sản đang gặp trục trặc, bạn cần chủ động tìm hiểu để kịp thời điều trị và hạn chế tối đa hậu quả do bệnh gây ra.

1. Nước tiểu có mùi hôi khó chịu

Quá trình trao đổi chất thường được thực hiện vào ban đêm, vì thế chỉ cần nhìn màu sắc nước tiểu của sáng hôm sau là đủ hiểu cơ quan trong cơ thể có hoạt động tốt hay không.

Với người khỏe mạnh, nước tiểu sẽ màu vàng nhạt, mùi nhẹ nhàng, trong suốt, không đục... Nhưng nếu bạn nhận thấy nước tiểu của mình có màu vàng đậm, đục, bốc mùi hôi khó chịu... điều ấy phần nào cho thấy các cơ quan trong cơ thể đã suy yếu hoặc cảnh báo tử cung bị viêm nhiễm. Chị em cần cảnh giác dấu hiệu bất thường này để điều chỉnh và thăm khám kịp thời.

2. Đau bụng dưới khi đi tiểu

Tiểu tiện là hình thức đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể và để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau phần bụng dưới trong thời gian dài, đặc biệt đau khi đi tiểu, tiểu không thoải mái (không phải vì lý do sắp có kinh nguyệt) thì rất có thể tử cung của bạn "đang tìm kiếm sự giúp đỡ", nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới có thể là do u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu và các bệnh phụ khoa.

3. Dịch âm đạo bất thường

Dịch âm đạo là hết sức bình thường, đặc biệt là đối với phụ nữ trong tuổi sinh đẻ của họ. Phụ nữ mãn kinh ít có dịch âm đạo hơn. Nói chung, dịch âm đạo bình thường thường trong, không màu.

Dịch âm đạo sẽ là một dấu hiệu đáng quan tâm khi nó có mùi nồng, có màu màu sắc (vàng, xanh...), có lẫn máu, đi kèm cơn đau bất thường hoặc sốt. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh viêm cổ tử cung và bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.

4. Chảy máu khi tiểu tiện

Các dấu hiệu khi tiểu tiện có máu, tiểu rắt, đi tiểu mất kiểm soát khi hắt hơi ho đau rát khi đi tiểu... có thể là dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung đã lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Tuy nhiên, chúng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng đường tiết liệu. Vì vậy, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Để bảo vệ tử cung, phụ nữ nên ghi nhớ những lưu ý sau:

- Tử cung của phụ nữ rất sợ lạnh, trong khi đó cảm giác lạnh thường bắt nguồn từ bàn chân. Thường xuyên ngâm chân có thể thúc đẩy kinh mạch và mạch máu trên khắp cơ thể, nuôi dưỡng tử cung, cải thiện các bệnh phụ khoa.

- Ăn những thực phẩm có hàm lượng protein cao, vitamin cao, ít chất béo, ít cholesterol và ít muối... để bảo vệ tử cung.

- Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm có thể ăn nhiều thực phẩm giàu phytoestrogen, như đậu, ngũ cốc, rau bina, bông cải xanh, bí ngô, khoai lang, lúa mì và gạo đen.

- Nên chọn sữa tươi hoặc sữa bột đặc biệt cho thời kỳ mãn kinh để ngăn ngừa loãng xương do giảm chức năng buồng trứng. Ngoài ra, cần tránh việc hút thuốc lá thụ động.

- Tiêu thụ thích hợp một số thực phẩm có tính kiềm có thể làm giảm bớt sự kích thích của các sản phẩm axit chuyển hóa và có lợi cho sức khỏe buồng trứng.

- Đặc biệt, vệ sinh âm đạo sạch sẽ theo hướng dẫn của bác sĩ và đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần.

Theo CLO

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....