Tương tác thuốc có thể làm thất bại việc tránh thai

Thứ Năm, 22/12/2022 03:49 AM (GMT+7)

Uống thuốc tránh thai là biện pháp kế hoạch hóa gia đình được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên đã có báo cáo đề cập đến vấn đề dùng cùng lúc thuốc tránh thai đường uống với một số loại thuốc điều trị khác có thể làm giảm hiệu quả ngừa thai.

Tương tác thuốc là hiện tượng một thuốc bị thay đổi tác dụng hoặc trở thành độc trên người bệnh khi được sử dụng đồng thời với thuốc khác hoặc khi sử dụng đồng thời với thức ăn, đồ uống... Tương tác thuốc có thể được lợi dụng để xây dựng các phác đồ điều trị nhằm mục đích tăng hiệu quả điều trị hoặc để giải độc. Tuy nhiên trong thực hành lâm sàng, mặt trái của tương tác thuốc là giảm hiệu quả điều trị, tăng tỷ lệ gặp tác dụng không mong muốn hoặc độc tính được lưu ý nhiều hơn bởi đây là những hậu quả không định trước có thể dẫn đến thất bại điều trị và làm tăng tỷ lệ tai biến do thuốc gây ra.

uong-cung-luc-khang-sinh-va-thuoc-tranh-thai-co-bi-vo-ke-hoach1594372957

Có khá nhiều loại thuốc đã được báo cáo là có khả năng làm giảm hiệu lực của viên tránh thai. Đó là:

Nhóm thuốc do cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan làm thuốc tránh thai bị chuyển hóa nhanh hơn nên làm giảm hiệu lực của thuốc tránh thai như: thuốc chống lao (rifampicin), thuốc chống động kinh (hydantoin, phenobarbital, carbamazepin). Vì thế, nên tránh dùng các thuốc này cùng với thuốc tránh thai hoặc nếu không có thể dùng tăng thêm liều thuốc tránh thai (cần tham khảo ý kiến bác sĩ).

Nhóm thuốc do làm giảm vòng tuần hoàn ở gan, ruột của thuốc tránh thai như penicillin, tetracyclin và các dẫn xuất. Trong trường hợp phải dùng cùng với các thuốc này, nên tạm thời sử dụng thêm các biện pháp tránh thai khác cho an toàn.

Ngoài ra, một số thuốc như than hoạt và các chất hấp phụ khác, các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng, vitamin C, chloramphenicol, cimetidin, promethazin, các sulffamid, các loại hormon tuyến giáp... cũng có thể làm giảm hiệu lực của thuốc viên tránh thai.

Vì vậy, khi đang uống thuốc tránh thai chị em cần phải thận trọng khi dùng cùng các thuốc khác. Không tự ý dùng thuốc mà phải hỏi kỹ thầy thuốc điều trị. Trong những trường hợp bất khả kháng khi vừa tránh thai vừa phải điều trị bệnh thì nên dùng một phương pháp tránh thai hỗ trợ khác như: bao cao su, màng ngăn âm đạo, thuốc diệt tinh trùng... để tăng tối đa hiệu quả tránh thai.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...