Ứ dịch lòng tử cung: nguyên nhân và biện pháp điều trị

Thứ Tư, 23/11/2022 11:12 AM (GMT+7)

Ứ dịch lòng tử cung là hiện tượng thường thấy ở các sản phụ mới sinh. Tùy vào từng trường hợp thì hiện tượng có thể dẫn đến nguy hiểm hoặc không. Tuy nhiên, sản phụ cần chú ý các triệu chứng để kịp thời có các biện pháp điều trị xử lý.

Ứ dịch ở trong tử cung là hiện tượng các chất dịch như máu, mô, nước, nhau không thể thoát ra ngoài theo đường âm đạo mà tồn đọng lại trong tử cung người phụ nữ. Hiện tượng ứ dịch tử cung thường chỉ xảy ra sau khi phá thai hoặc sinh nở. Những dịch nhầy bị ứ đọng này sẽ không thể được phát hiện nếu không thực hiện khám xét bằng các phương pháp xét nghiệm sản khoa. Khi người phụ nữ sinh con hoặc nạo phá thai, phần nhau sẽ được thoát ra ngoài. Sau đó tử cung của người mẹ sẽ co lại nhằm cầm máu và hạn chế mất máu. Lúc vừa sinh, phần tử cung còn to và phình, nếu sờ vào khu vực dưới rốn sẽ cảm nhận được. Tuy nhiên phần tử cung này sẽ co lại sau một thời gian, khi sờ vào sẽ không cảm nhận được nữa. 

Triệu chứng ứ dịch lòng tử cung

Nếu người mẹ không sao thì sản dịch thường được bài tiết ra ngoài theo 3 giai đoạn chính. Giai đoạn đầu, sản dịch chủ yếu là máu và tiết ra rất nhiều. Sau đó, vào giai đoạn 2 và giai đoạn 3 khi tử cung và dạ con đã hồi phục, cơ thể sẽ tiết ít dịch hơn và sản dịch cũng thay đổi từ màu đỏ nâu sang màu vàng, trắng. Cuối cùng là màu trong. Lúc này, cơ thể sản phụ đã khỏe lên rất nhiều so với lúc trước.

Quá trình đào thải sẽ diễn ra từ 2 – 4 tuần và tối đa là 45 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi sản dịch bị ứ lại trong tử cung (ứ dịch lòng tử cung) sẽ tạo ra một vài biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy nên, sản phụ cần chú ý đến một số dấu hiệu như:

- Dịch tiết ra nặng mùi

- Đau bụng trong nhiều ngày

- Sốt cao liên tục hơn 37,8°C

- Không thấy hoặc sản dịch ra rất ít

- Vùng bụng xuất hiện cục cứng, khi ấn vào cảm thấy rất rõ ràng

- Chảy máu nhiều hơn một miếng băng vệ sinh trong một giờ hoặc có cục máu đông lớn

1571908184211

Hậu quả của ứ dịch lòng tử cung

Ứ dịch tử cung nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng sau:

- Làm giảm chất lượng cuộc sống, khiến cơ thể mệt mỏi, kém tập trung.

- Có ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng, khiến chị em giảm đi ham muốn và khoái cảm tình dục.

- Gây ra các căn bệnh phụ khoa khác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

- Có thể gây băng huyết và nhiễm trùng phụ khoa. 

- Nguy cơ gây vô sinh.

Phương pháp thăm khám giúp phát hiện có dịch trong tử cung

Xuất hiện dịch trong tử cung tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó có thể gây ra các biến chứng, do vậy chị em không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào. Nếu thấy có hiện tượng bất thường, chị em cần đi kiểm tra để chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời. Và một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn đó là siêu âm. 

Hiện nay có rất nhiều trường hợp phụ nữ bị ứ dịch mà không biết, đến khi đi siêu âm có dịch trong tử cung mới biết. 

Sau khi siêu âm phát hiện ứ dịch trong tử cung, đối với các trường hợp ứ dịch nhưng chưa có hiện tượng bị viêm nhiễm, cơ thể mới bắt đầu ra huyết ở âm đạo thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Còn đối với những trường hợp để bệnh nặng, không được phát hiện kịp thời thì việc điều trị sẽ tốn kém hơn về tiền bạc và thời gian. Vì vậy tốt nhất là các trường hợp phụ nữ sau khi sinh hoặc nạo phá thai nên lưu ý các dấu hiệu bất thường và đi thăm khám sớm nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Cách xử lý khi bị ứ dịch trong tử cung

Ứ dịch tử cung là do chất dịch không thoát được ra bên ngoài, do vậy cách điều trị hiệu quả đó là tác động vào tử cung để đẩy các chất dịch ra ngoài. Bạn nên đi siêu âm kiểm tra và điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tránh để lâu bệnh nặng hơn.

Với trường hợp nhẹ, bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng thuốc co hồi tử cung dạng uống hoặc dạng tiêm để tử cung co bóp và đẩy chất dịch ra ngoài. Đối với những trường hợp nặng có dịch nhiều, sau khi siêu âm bác sĩ sẽ tiến hành nong cổ tử cung bằng tay hoặc dụng cụ y tế cùng ống hút để đẩy lấy chất dịch ra ngoài.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....