Ứ dịch vòi trứng làm giảm cơ hội mang thai

Thứ Sáu, 02/12/2022 12:30 AM (GMT+7)

Ứ dịch vòi trứng rất phổ biến ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này không chỉ gây ra những tổn thương ở vòi trứng mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới, thậm chí là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

1. Ứ dịch vòi trứng là bệnh gì? 

- Vòi trứng hay còn gọi là ống dẫn trứng dài 9 đến 12 cm, gồm có 2 đầu. Trong đó, 1 đầu thông với tử cung và đầu còn lại thông với ổ bụng để hứng trứng từ buồng trứng. Vòi trứng được chia thành 4 phần:

- Phần eo: Là phần hẹp nhất của ống dẫn trứng  nối thông với buồng tử cung.

- Phần bóng: Đây là phần có chu vi lớn nhất trong ống dẫn trứng, tiếp nối ngay sau phần eo

- Phần phễu: Nối với phần bóng,tận cùng phần phễu gắn với phần tua vòi.

- Phần tua vòi: Có chức năng hứng trứng vào trong ống dẫn trứng khi rụng trứng xảy ra.

u-dic-voi-trung-2

Đường kính của vòi trứng rất nhỏ lại thông với tử cung nên rất dễ bị viêm nhiễm gây dính vòi trứng, ứ dịch tại vòi trứng. Tình trạng các chất dịch, mủ bị tắc ở vòi trứng được gọi là ứ dịch vòi trứng. Thông thường các trường hợp bệnh nhân bị ứ dịch vòi trứng chỉ được phát hiện khi đi khám hiếm muộn, vô sinh hoặc trong các trường viêm phần phụ cấp gây đau bụng dưới. 

2. Dấu hiệu của bệnh ứ dịch vòi trứng

Như đã nói ở trên, ứ dịch vòi trứng thường không có biểu hiện gì, chỉ được phát hiện khi chị em đi khám hiếm muộn, vô sinh thông qua siêu âm tử cung - phần phụ và chụp Xquang tử cung, vòi trứng.

Ngoài ra, ứ dịch vòi trứng có các biểu hiện như sau:

- Đau bụng dưới, đau âm ỉ liên tục hoặc đau thành từng cơn

- Ra dịch âm đạo nhiều, dịch có biểu hiện bất thường như: dịch mủ, xanh, có mùi hôi

- Tiểu buốt hoặc tiểu rắt

- Có thể ra máu âm đạo bất thường

- Có thể kèm theo có sốt nhẹ, thường gặp trong bệnh cảnh của viêm phần phụ cấp

young-woman-haviing-abdominal-3262-2055-1655796016

Đặc biệt đối với những chị em có tiền sử nạo hút thai hoặc từng bị viêm phần phụ cấp do các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục như: lậu, chlamydia,.. là những đối tượng có nguy cơ cao bị ứ dịch vòi trứng.

3. Nguyên nhân dẫn tới ứ dịch vòi trứng

Ứ tắc vòi trứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất: 

- Các trường hợp có tiền sử bị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm vòi trứng nhưng không điều trị sớm và đúng phác đồ cũng có thể dẫn tới ứ dịch vòi trứng. 

- Do quan hệ tình dục không lành mạnh dẫn tới viêm nhiễm cơ quan sinh dục do các vi khuẩn như chlamydia, lậu cầu.

- Nếu không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, nhất là trong những ngày “đèn đỏ”, khiến cho vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để sinh sôi, phát triển và gây bệnh thì vùng kín rất dễ bị viêm nhiễm và dẫn tới ứ tắc ống dẫn trứng. 

- Những trường hợp đã từng trải qua phẫu thuật tại một số cơ quan sinh dục, nhất là phẫu thuật vòi trứng thì cũng có nguy cơ cao bị ứ tắc tại vùng này. 

- Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì còn một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới ứ dịch tại ống dẫn trứng như tiền sử nạo phá thai, viêm ruột thừa vỡ, gây nhiễm trùng,...

dieu-tri-u-dich

4. Điều trị ứ dịch vòi trứng

- Phẫu thuật nội soi: Gỡ dính, hoặc thông tắc vòi trứng. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát vẫn cao. Hoặc phẫu thuật nội soi kẹp ống dẫn trứng bị ứ dịch trước khi làm thụ tinh ống nghiệm IVF.

- Phẫu thuật cắt vòi trứng: Với những trường hợp bị ứ dịch vòi trứng 1 bên, thì sau phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng bị ứ dịch chị em vẫn mang thai được tự nhiên (do vòi trứng còn lại vẫn bình thường). Với những trường hợp phải cắt bỏ toàn bộ 2 vòi trứng. Nếu vẫn mong muốn có con, chị em nên thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. 

Để phòng tránh nguy cơ ứ dịch vòi trứng, chị em cần lưu ý:

- Luôn đảm bảo vệ sinh vùng kín mỗi ngày và đúng cách. Trong những ngày “đèn đỏ” thì cần vệ sinh cẩn thận hơn. Đặc biệt không nên thụt rửa âm đạo. 

- Khi quan hệ tình dục cần áp dụng những biện pháp an toàn. 

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đa dạng dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ, vitamin để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. 

- Thăm khám sức khỏe phụ khoa và sức khỏe tổng quát khoảng 2 lần/năm để kịp thời phát hiện những bất thường. 

- Điều trị sớm và dứt điểm các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa

- Áp dụng những phương pháp phòng thai để tránh mang thai ngoài ý muốn và từ đó hạn chế nguy cơ phải nạo hút thai. 

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....