U nang buồng trứng khi mang thai: những điều cần biết

Thứ Tư, 19/10/2022 09:37 AM (GMT+7)

U nang buồng trứng là dạng u lành tính và có thể gặp ở phụ nữ trong bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, u nang buồng trứng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như vỡ nang, xoắn buồng trứng…Vậy nếu chẳng may bị u nang buồng trứng khi đang mang thai thì phải làm thế nào?

Phụ nữ bị u nang buồng trứng khi đang mang thai có nguy hiểm không?

Khi bị u nang buồng trứng khi mang thai có hai loại là nang hoàng thể và nang bệnh lý:

U nang hoàng thể là dạng u nang sinh lý, do thay đổi hormone nội tiết khi mang thai, thường sẽ tự mất đi sau 12 tuần thai. Một số trường hợp nang to, có thể gây đau bụng hoặc biến chứng chảy máu trong nang hoặc xoắn nang. Bị u nang buồng trứng khi mang thai, nếu u nang buồng trứng có biến trứng xoắn, vỡ nang thì dễ gây sảy thai hoặc đẻ non, thậm chí khối u hoại tử gây tử vong cho người mẹ...

U nang bệnh lý là khối u phát triển từ các tổn thương thực thể ở buồng trứng. Với trường hợp u nang bệnh lý thì sẽ có quá trình phát triển bệnh một cách âm thầm và khi to ra có thể gây đau bụng, xoắn nang. Ngoài ra khi u phát triển to dần nguy cơ vỡ u nang gây xuất huyết ổ bụng là điều khó tránh khỏi.Ngoài ra, u nang buồng trứng có thể cản trở thai nhi phát triển, gây vô sinh, đẻ non, gây đẻ khó.... Một số trường hợp, mẹ bầu bị u nang buồng trứng khi mang thai nên nang noãn phát triển không tốt, gây sảy thai. Vì vậy, để phòng u nang phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm phát hiện bệnh.

U nang buồng trứng có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi

Nếu bệnh nhân bị u nang buồng trứng khi mang thai, u to có thể sẽ chèn ép vào tử cung, sẽ kích thích tử cung co bóp, hoặc do bất thường về rối loạn tiết hormon sẽ tăng nguy cơ sảy thai với bà bầu.

Ngoài ra, u nang buồng trứng còn thì có thể ảnh hưởng tới phát triển của thai nhi trong tử cung. Thông thường, đến tháng thứ 7 hoặc 8, thai nhi phải quay đầu xuống dưới để dễ ra ngoài khi sinh. Nếu u lớn, nó có thể chèn vào tử cung, tử cung bị ép vào thành bụng khiến thai nhi không thể quay đầu được, gây đẻ khó.

u nang buong trung 2

Bị u nang buồng trứng khi mang thai cần lưu ý những gì?

Bị u nang buồng trứng khi mang thai, phải khám ngay từ tháng đầu tiên để được xét nghiệm, trong đó có siêu âm phát hiện u nang. Nếu u xoắn thì phải mổ càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng. Nếu u không bị xoắn thì có thể mổ vào 3 tháng giữa thai kỳ vì lúc này thai nghén tương đối ổn định, ít bị sẩy do phẫu thuật hơn.

Trong thai kỳ, nếu đau bụng thì phải đi khám ngay để phát hiện sớm u nang buồng trứng và có hướng xử trí kịp thời.

U nang buồng trứng khi mang thai không chữa có được không?

Nếu là nang hoàng thể thì không phải điều trị gì, trong trường hợp u quá to, xuất hiện biến chứng chảy máu trong nang hoặc xoắn nang thì phải can thiệp ngay. Trường hợp đặc biệt là ung thư buồng trứng thì phải can thiệp ngay. Còn lại, khối u lành tính thường được theo dõi và can thiệp đồng thời khi sinh hoặc sau sinh. Một số trường hợp ban đầu u lành tính, không tiến hành chữa trị kịp thời có thể dẫn đến u ác tính.

Bị u nang buồng trứng khi mang thai cần xử lý sớm

Một số cách phòng ngừa bị u nang buồng trứng?U nang buồng trứng là căn bệnh rất dễ tái phát, dù đã được phẫu thuật u nang buồng trứng khi mang thai thì tỉ lệ tái phát sau sinh vẫn rất cao. Để phòng tái phát u nang buồng trứng, người bệnh cần tuân thủ kết hợp các yếu tố như:

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.Không nên lạm dụng quá nhiều thuốc, cẩn trọng khi uống thuốc kháng sinh khi mang thai điều trị u nang buồng trứng.Khám sức khỏe và phụ khoa định kỳ hàng năm hoặc 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm u nang buồng trứng.U nang buồng trứng khi mang thai càng được phát hiện sớm, nếu được chữa trị kịp thời thì càng ít có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng làm mẹ của người phụ nữ và sức khỏe của thai nhi.

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....