U nang tuyến vú có thực sự nguy hiểm

Thứ Tư, 12/10/2022 07:13 AM (GMT+7)

U nang vú là các u có cấu trúc tròn hoặc hình bầu dục chứa đầy chất lỏng bên trong. Khoảng 25% khối u vú là u nang, tuy nhiên chúng đều là các u nang vú lành tính và không làm tăng nguy cơ ung thư.

U nang vú (còn gọi là dị sản nang) là hiện tượng xuất hiện khối chứa chất lỏng thường là dịch bên trong vú, đây không được xem là ung thư vú vì u nang này đều lành tính. U nang có hình dạng như một túi bóng nước, kết cấu mềm, xuất hiện do sự giãn nở của ống dẫn sữa. Kích thước nang có thể không đều, lớn nhỏ khác nhau, có thể chỉ bằng quả nho nhưng cũng có trường hợp nang to bằng trái quýt. U nang có thể xuất hiện một hoặc nhiều tuyến vú, ở một bên hoặc cả hai bên ngực.  Với các khối u nang chứa dịch lỏng thì người bệnh có cảm giác như một trái nho hoặc quả bóng nhỏ đầy nước, còn đối với dạng bưới đặc thì lại cảm giác thấy nó chắc, cứng. U nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30-40. Thực chất tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ tuổi nào, tuy nhiên rất hiếm khi xảy ra ở phụ nữ đã mãn kinh không dùng kích thích tố như liệu pháp hormone.

1. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết của bệnh u nang tuyến vú

Người u nang tuyến vú thường xuất hiện những triệu chứng sau:

- Một khối u, cục tròn hoặc bầu dục, mịn, dễ dàng di chuyển.

- Thường thấy ở một vú, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cả hai vú cùng một lúc.

- Đau ngực hoặc đau ở khu vực có các khối u vú.Tăng kích thước khối u vú và đau vú ngay trước kì kinh nguyệt

- Giảm kích thước khối u vú và giảm các dấu hiệu và triệu chứng khác sau kì kinh nguyệt.Có một hoặc nhiều u nang vú không làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Tuy nhiên sự có mặt của u nang vú có thể cản trở khả năng phát hiện các khối u vú mới hoặc những thay đổi bất thường khác. Khoảng 60% đến 75% phụ nữ đều có những biến đổi mô xơ ở vú. Những biến đổi nang xơ xảy ra hầu hết ở phụ nữ từ 30 đến 50 tuổi. Phụ nữ dưới 21 tuổi chỉ có 10% nguy cơ mắc bệnh.

2. Nguyên nhân gây ra u nang vú

Cho đến hiện nay nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên theo một số chuyên gia y tế, có một số nguyên nhân tăng nguy có mắc u nang. Cụ thể: Các tuyến và mô liên kết trong ống dẫn sữa phát triển quá mức gây hiện tượng căng phồng: thông thường có khoảng 12-15 thùy tuyến, nếu phát triển quá độ sẽ tiết nhiều dịch về ống dẫn sữa, hình thành các u nang chứa dịch. Dư thừa lượng estrogen trong cơ thể: nồng độ estrogen quá cao là nguyên nhân kích thích các mô vú phát triển và góp phần u nang ở vú. Chu trình sản sinh, đào thải tế bào bị ức chế: để đảm bảo sự cân bằng của cơ thể khi có tế bào mới được sản sinh ra thì các tế bào già sẽ chết đi. Quy trình này bị rối loạn khi có sự xuất hiện có các nhân tố gây u nang như thực phẩm bẩn, hóa chất độc hại, chất kích thích…. Số lượng tế bào tăng trưởng không kiểm soát sẽ hình thành các u nang ở tuyến vú.

u-la-trong-vu-3

3. Các phương pháp điều trị bệnh u nang vú

Thông thường, các u nang không cần điều trị, nhiều nang tự biến mất và người bệnh không phải lo lắng. Tuy nhiên nếu u nang phát triển mạnh, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh thì cần phải điều trị. Điều trị u nang vú bao gồm những phương pháp sau:

- Chọc hút tế bào kim nhỏ: Chọc hút tế bào kim nhỏ có thể trong cả chẩn đoán và điều trị u nang vú bằng việc dẫn lưu các dịch trong khối u này ra ngoài. Thủ thuật này được thực hiện ngay tại thời điểm bác sĩ tiến hành thăm khám nhằm lấy dịch từ khối u nhằm mục đích xét nghiệm. Nếu sau đó khối u biến mất thì vấn đề của bạn đã được giải quyết. Tuy nhiên, đối với một số u nang vú, bạn có thể cần phải rút dịch nhiều lần. U nang tái phát hoặc tiếp tục xuất hiện u nang mới là khá phổ biến. Nếu u nang vú tồn tại qua hai đến ba chu kỳ kinh nguyệt và ngày càng lớn hơn thì bạn hãy gặp bác sĩ để tiến hành khám và sàng lọc lại.

- Sử dụng hormone:Sử dụng thuốc tránh thai để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp giảm sự tái phát của u nang vú. Ngừng liệu pháp hormone thay thế trong những năm sau mãn kinh cũng góp phần làm giảm sự hình thành các khối u nang.

- Phẫu thuật:Phẫu thuật cắt bỏ u nang vú là vô cùng cần thiết đối với một số trường hợp bất thường.

4. Cách phòng ngừa bệnh u nang tuyến vú

- Mặc áo ngực có size vừa hoặc rộng, cảm giác thoải mái

- Tránh sử dụng chất caffeine: giảm hoặc loại trừ caffeine giúp giảm các triệu chứng đau tức vú.

- Giảm muối trong chế độ ăn uống, tiêu thụ natri ít hơn làm giảm lượng nước thừa giữ lại cơ thể, giúp giảm bớt các triệu chứng liên kết với một u nang tuyến vú chứa đầy dịch.

- Cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng stress để bệnh không tái phát.

Một số người u nang tuyến vú không gặp phải các triệu chứng khó chịu thì việc điều trị xâm lấn thường là không cần thiết. Việc kết hợp các biện pháp hỗ trợ chẳng hạn như chườm ấm, thuốc giảm đau và mặc một chiếc áo ngực hỗ trợ, có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....