Ung thư xương và những dấu hiệu cảnh báo không thể nào bỏ qua

Thứ Năm, 27/02/2020 10:02 PM (GMT+7)

Một số dấu hiệu: Đau xương nhiều về đêm, giảm khả năng cử động, gãy xương khi ngã nhẹ… đều có thể cảnh báo có thể bạn đang đối mặt với căn bệnh ung thư xương.

Theo bác sĩ Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nếu có một số dấu hiệu dưới đây, bạn nên nghĩ đến ung thư xương:

Những cơn đau hoặc mềm ở khu vực khối u:

Bắt đầu bằng những cơn đau kéo dài và đau nhiều vào ban đêm khi cơ bắp thư giãn. Đối với trẻ em, triệu chứng này có thể bị nhầm thành bong gân hoặc sự phát triển của xương lúc dậy thì. Nếu trẻ có các triệu chứng đau xương nhiều vào đêm thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. 

ungthuxuong

Sưng vù xung quanh vùng xương bị ảnh hưởng:

Biểu hiện sẽ không rõ cho đến khi khối u phát triển tương đối to. Không phải lúc nào cũng nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy khối u nếu phần xương bị ảnh hưởng nằm sâu trong các mô thịt. 

Giảm khả năng cử động:

Nếu ung thư nằm ở gần khớp, khối u có thể làm khớp đó cử động khó khăn và do vậy ảnh hưởng đến sự di chuyển của toàn bộ chi này. Nếu ung thư nằm ở xương sống, nó sẽ tạo sức ép lên các dây chằng trong xương sống và làm các chi yếu đi, tê liệt hoặc đau nhói. 

Gãy xương: 

Trong một số trường hợp, ung thư xương đôi khi được phát hiện ra khi một xương nào đó bị yếu đi do ung thư và gãy khi bạn bị ngã nhẹ hoặc bị tai nạn. 

Các triệu chứng trên toàn cơ thể gồm mệt mỏi, sốt cao hoặc ra mồ hôi, giảm cân và triệu chứng của ổ tổn thương nguyên phát di căn tới xương như: phổi, vú, tuyến thượng thận. 

Lựa chọn điều trị ung thư xương phụ thuộc vào loại, kích thước, vị trí và giai đoạn của ung thư, cũng như độ tuổi của người bệnh và sức khỏe nói chung.

Ung thư xương thường gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi – thời điểm xương và sụn trưởng thành. Khối u thường phát triển dưới vỏ xương hoặc ở trung tâm xương, làm hủy hoại phần xương mà nó khu trú.

Tất cả những vùng xương như khoang tủy xương, xương xốp, vỏ xương, màng ngoài xương cùng với các mô xung quanh đều bị khối u làm tổn thương, đặc biệt là lắng đọng ngoài màng xương. Các nguyên bào xương ác tính còn có thể được đặc hóa từ chất đệm của khối u và phát triển tạo nên chất dạng xương của khối u.

Ung thư xương có thể xuất hiện ở bất kỳ một vị trí xương nào, nhưng có khoảng trên 50% bệnh nhân ung thư xương xuất hiện ung thư ở những xương dài như cánh tay và chân. Có khoảng 50% trường hợp bị ung thư xương ở đầu dưới của xương đùi hoặc đầu trên của xương chày – vùng xung quanh khớp gối thường hay gặp khối u hơn cả.

Tuy nhiên, người ta cũng hay gặp cả những dạng ung thư khác như ung thư xương khung chậu hay ung thư đầu trên xương đùi.

Thực tế, u xương lành tính phổ biến hơn so với u xương ác tính. Cả hai khối u xương ác tính và lành tính có thể phát triển từ mô xương khỏe mạnh, nhưng khối u lành tính không lây lan, không phá huỷ mô xương và hiếm khi trở thành mối đe dọa cuộc sống. 

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....