789

Uống gì trước khi có thai để con ít nguy cơ dị tật?

Thứ Sáu, 24/04/2020 03:08 PM (GMT+7)

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ acid folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai.

Acid folic

 Vì sao phải bổ sung acid folic trước khi mang thai?

Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 là một vi chất thuộc vitamin nhóm B rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như sự hình thành của tế bào máu. Chính vì acid folic tham gia vào việc việc sản xuất các tế bào hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu, tham gia vào cấu tạo, chức năng và sửa chữa DNA, bản đồ di truyền của cơ thể. Nên, việc bổ sung acid folic không chỉ giúp ích cho thai nhi mà còn giúp nâng cao sức khỏe cho chính người mẹ.

Thiếu acid folic gây nên thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, một dạng thiếu máu giống như do thiếu vitamin B12 gây ra. Việc bổ sung acid folic đầy đủ sẽ đẩy lùi nguy cơ sảy thai cao, nguy cơ sinh non, đẩy lùi các chứng rối loạn tâm thần sau sinh cho mẹ hay suy dinh dưỡng ở bào thai.

Trẻ khi sinh ra sẽ không bị mắc các bệnh về tim mạch, hở hàm ếch như các trẻ có mẹ bị thiếu acid folic nghiêm trọng. Ngoài ra bổ sung đầy đủ acid folic còn có thể giúp làm giảm nguy cơ tiền sản giật, một bệnh lý phức tạp có thể ảnh hưởng nặng nề tới cả sức khỏe của mẹ và bé.

Acid folic có vai trò quan trọng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, mà ống thần kinh của thai nhi được hình thành từ rất sớm chỉ trong 28 ngày đầu của thai kỳ. Đây là giai đoạn chúng ta chưa biết mình có thai nên chế độ dinh dưỡng chưa được quan tâm đúng mức. Và việc tổn thương ống thần kinh có thể xảy ra ở giai đoạn rất sớm của thai kỳ, cho nên, bổ sung acid folic trước khi mang thai là điều vô cùng cần thiết.

Nguy cơ khi không bổ sung acid folic trước khi mang thai

Acid folic rất cần cho phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai. Nếu thiếu hụt acid folic, phụ nữ mang thai dễ mắc phải những nguy cơ sau:

- Thiếu máu hồng cầu khổng lồ.

- Nguy cơ sẩy thai cao.

- Sinh non, sinh con nhẹ cân.

- Có mối quan hệ giữa việc thiếu acid folic với khuyết tật của ống thần kinh của thai nhi (nứt đốt sống và não úng thủy).

Bình thường, nhu cầu acid folic trung bình 3mcg/kg trọng lượng cơ thể đáp ứng được cho nhu cầu người trưởng thành, tương đương 180-200mcg/ngày.

Nhu cầu tăng lên trong khi mang thai cần 400mcg/ngày. Tuy nhiên, khi phát hiện có thai mới bắt đầu đảm bảo đủ khẩu phần ăn có 400mcg acid folic thì đã chậm mà nhất thiết nồng độ acid folic phải đảm bảo đủ cao vào thời điểm mang thai. Vì vậy, điều quan trọng là phải bổ sung đủ acid folic trước khi thụ thai.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ acid folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai. Nhất thiết phải đảm bảo đủ khẩu phần hàng ngày có 400cmg acid folic.

Bạn có thể bổ sung acid folic bằng cách sau:

-Chế độ ăn có các thực phẩm giàu folat: Gan động vật (bò, gà, lợn), rau có lá màu xanh thẫm, hoa lơ xanh…

-Bổ sung bằng dạng thuốc uống với liều 400mcg acid folic/ngày trước khi mang thai ít nhất là 1-3 tháng và uống acid folic kèm với sắt từ khi phát hiện có thai đến sau khi sinh một tháng. Nên lựa chọn sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố, acid folic: 400cmg.

-Chọn lựa các thực phẩm có bổ sung acid folic: Nên lựa chọn các thực phẩm dùng cho phụ nữ dự định mang thai, mang thai và cho con bú có tăng cường acid folic để đảm bảo cung cấp đủ 400cmg/ngày, kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác để sinh ra những đứa con khỏe mạnh thông minh.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...