Uống nước giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Chủ Nhật, 09/10/2022 11:08 AM (GMT+7)

Nước đóng một vai trò rất quan trọng cho sức khỏe và sự tồn tại của con người. Không chỉ vậy, uống lợi ích là uống đủ nước có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa những thay đổi trong tim dẫn đến suy tim

Vai trò của nước đối với tim mạch

Chúng ta biết rằng toàn bộ cơ thể con người phát triển mạnh nhờ nước - nó cần được cung cấp đủ nước để hoạt động bình thường. Một nghiên cứu mới được công bố gần đây trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu cho thấy rằng không uống đủ nước thường xuyên có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạn tính. Trên thực tế, theo tiến sĩ Natalia Dmitrieva, tác giả chính của nghiên cứu và nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Y học Tái tạo Tim mạch tại Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (NHLBI), một bộ phận của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) giải thích: "Tương tự như giảm lượng muối ăn vào, uống đủ nước và giữ đủ nước là những cách để hỗ trợ trái tim của chúng ta và có thể giúp giảm nguy cơ lâu dài đối với bệnh tim". Hơn 6,2 triệu người Mỹ bị suy tim. Suy tim xảy ra khi tim ngừng bơm đủ lượng máu đi khắp cơ thể. Tình trạng mạn tính này phổ biến hơn đối với những người từ 65 tuổi trở lên và uống nước để giữ đủ nước là điều quan trọng hàng đầu để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru.

Natri huyết thanh là thước đo chính xác để biết cơ thể một người có đang uống đủ nước hay không. Nếu uống quá ít nước, nồng độ natri huyết thanh trong máu sẽ tăng lên. Khi đó, cơ thể sẽ cố gắng tiết kiệm và sử dụng nước ít hơn. Tình trạng này kích hoạt các quá trình sinh học có thể góp phần gây bệnh suy tim. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra nồng độ natri huyết thanh gần 15.800 người, từ 44 đến 66 tuổi. Các dữ liệu sức khỏe của họ được thu thập trong 25 năm sau đó. Trong suốt thời gian này, những người tham gia được kiểm tra nồng độ natri huyết thanh nhiều lần.

Các kết quả phân tích cho thấy nồng độ natri huyết thanh ở tuổi trung niên cao có thể làm tăng nguy cơ bị suy tim và phì đại tâm thất trái vào 25 năm sau. Điều này vẫn đúng ngay cả khi đã điều chỉnh ảnh hưởng của các yếu tố như huyết áp, tuổi tác, chức nặng thận, cholesterol máu và một số yếu tố khác. Do đó, nhóm nghiên cứu khuyến cáo mọi người hãy lưu ý đến lượng nước uống vào mỗi ngày. Nếu phát hiện lượng nước mình uống hằng ngày quá ít thì hãy thay đổi thói quen đó và uống nhiều hơn. Khuyến nghị mà các cơ quan y tế đưa ra là phụ nữ nên uống ít nhất từ 1,6 đến 2 lít nước/ngày, đàn ông uống ít nhất từ 2 đến 3 lít nước/ngày. 

uong-nuoc-2109

Những lưu ý để uống nước có lợi cho tim mạch

Loại nước: 

- Uống đủ nước trong ngày, dùng nước sạch là được. Một số bệnh nhân suy tim mãn tính cần hạn chế lượng nước và muối đưa vào cơ thể để giảm tải cho tim. Cách tốt nhất là uống theo chỉ định của bác sĩ tim mạch.

- Không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh đột ngột dễ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dẫn tới co thắt mạch máu não.

- Nếu uống quá nhiều nước lạnh, hệ thống thần kinh có thể sẽ bị ức chế dẫn tới suy giảm nhịp tim.. Do vậy, cách tốt nhất là uống nước ấm mỗi ngày.

- Không nên vừa ăn, vừa uống nước (đặc biệt với nước lạnh). Vì nó ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, khiến cơ thể nhanh no.

de-phong-benh-tim-uong-nuoc-can-than-uong-nuoc-truoc-khi-ngu-1638111874-632-width600height450

Thời điểm uống nước 

- Uống nước khi bạn vừa ngủ dậy: đây là thời điểm mà các cục máu đông có nguy cơ hình thành cao nhất (nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch và tắc mạch máu), nếu uống ly nước vào sáng sớm sẽ khiến các khối mỡ trên thành mạch bong ra. Ngoài ra còn tốt cho hệ bài tiết, đường tiết niệu.

- Uống nước trước khi bạn đi ngủ 30 phút: trước khi ngủ khoảng 30 phút bạn nên uống 1 ly nước ấm sẽ ngăn ngừa được huyết khối cũng như bệnh tim mạch hiệu quả.

- Uống nước nửa đêm khi bạn thức giấc: nếu bạn có thói quen thức dậy vào lúc nữa đêm thì đừng quên uống 1 ly nước để phòng bệnh tim mạch và mạch máu não nhé!

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....