Vì sao mẹ bầu cần khám thai định kỳ

Thứ Năm, 17/08/2023 02:31 PM (GMT+7)

Người phụ nữ cần có thêm những thông tin, kiến thức cần thiết nhất để có thể tự chăm sóc mình và thai nhi; hay những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi để có thể phòng tránh. Vì vậy, khám thai định kỳ là điều nên làm.

Quy trình khám thai định kỳ 

Khám thai định kỳ được thực hiện với mục đích nhằm kiểm tra và theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Thông qua hoạt động này sẽ giúp phát hiện kịp thời các bất thường thai kỳ, từ đó nhanh chóng xử lý sớm để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con. Không chỉ có vậy, thông qua thăm khám thường xuyên thai phụ sẽ biết bổ sung dinh dưỡng đúng cách, hạn chế tình trạng thiếu hay thừa chất để có một thai kỳ khỏe mạnh.

hinh-kham-thai-1

Những lần khám thai mẹ bầu không thể bỏ qua

Theo tài liệu Thông điệp truyền thông về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, khám thai lần đầu ngay khi chậm kinh, trong vòng 3 tháng đầu: Để xác định có thai hay không; Để hẹn lịch khám thai tiếp theo và lịch tiêm phòng uốn ván; Được kiểm tra sức khỏe của mẹ; Được tư vấn các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện và dự phòng các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con (như giang mai, viêm gan B, HIV…), sàng lọc tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ; Được tư vấn về sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện bất thường ở thai nhi.

Khi có thai, người phụ nữ bắt buộc phải thực hiện khám thai ở 4 thời điểm để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn:

Khám thai lần đầu ngay khi chậm kinh, trong vòng 3 tháng đầu: Để xác định có thai hay không; Để hẹn lịch khám thai tiếp theo và lịch tiêm phòng uốn ván; Được kiểm tra sức khỏe của mẹ; Được tư vấn các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện và dự phòng các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con (như giang mai, viêm gan B, HIV…), sàng lọc tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ; Được tư vấn về sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện bất thường ở thai nhi.

Khám thai lần thứ hai vào 3 tháng giữa của thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến đủ 6 tháng): Để kiểm tra xem thai có phát triển bình thường không; Để theo dõi sức khỏe của mẹ và sàng lọc đái tháo đường thai kỳ.

Khám thai lần thứ ba và lần thứ tư vào 3 tháng cuối của thai kỳ: Để theo dõi sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi; Được tư vấn dự kiến ngày sinh; Được tư vấn chuẩn bị cho cuộc đẻ và lựa chọn nơi sinh.

 Khi có dịch bệnh, phụ nữ mang thai cần giữ đúng lịch khám thai và cần gọi điện đặt lịch khám để giảm thời gian chờ và tránh tiếp xúc với nhiều người. Phụ nữ mang thai cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh khi đi khám thai trong thời gian có dịch bệnh.

Những lưu ý khi đi khám thai định kỳ

Trước khi khám thai, các mẹ đừng quên những lưu ý như sau:

Xin giấy xác nhận khám thai: trong trường hợp mẹ bầu đang tham gia bảo hiểm xã hội đừng quên xin giấy xác nhận khám thai tại cơ sở y tế mà mình thực hiện để được hưởng quyền lợi theo chế độ.

Chuẩn bị hồ sơ khám thai: các mẹ hãy lưu lại hồ sơ của những lần khám thai trước để bác sĩ tiện trong việc theo dõi quá trình phát  triển của thai nhi;

Chế độ ăn uống: mẹ không nên sử dụng chất kích thích và nhịn đói (nếu cần thiết theo chỉ định của bác sĩ) để đảm bảo độ  chính xác của kết quả xét nghiệm. Sau khi xét nghiệm hoặc trong thời gian chờ đợi kết quả mẹ bầu nên chuẩn bị một chút đồ ăn vặt để tránh bị mất sức;

Trước khi siêu âm hãy đi vệ sinh và uống nước: ở giai đoạn tam cá  nguyệt đầu tiên để giúp cho hình ảnh siêu âm được rõ nét hơn mẹ bầu cần uống nhiều nước trước khi thực hiện thủ thuật này. Sang tới thời kỳ tiếp theo, lúc này kích thước của em bé đã lớn hơn nên mẹ cần đi tiểu trước khi siêu âm giúp việc quan sát hình ảnh thai nhi được dễ dàng hơn;

Mặc trang phục thoải mái khi đi khám, tốt nhất mẹ nên mặc váy bầu  cho tiện lợi, không phải thay đồ của cơ sở y tế;

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...