Vì sao nói dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển?

Thứ Sáu, 25/12/2020 11:58 AM (GMT+7)

GiadinhNet - Thực tế đã chứng minh, dân số đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống, kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh, quốc phòng.

TS Nguyễn Quốc Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thông tin và Dữ liệu dân số (thuộc Tổng cục Dân số), cho hay nói đến mục tiêu của chương trình dân số, cần nhớ đến phương thức quản lý chương trình dân số theo chương trình mục tiêu cụ thể, phân bổ kinh phí công khai một lần ngay từ đầu năm của ngành dân số. 

Ngay sau khi có Nghị quyết Trung ương 4 khóa 7 về Chính sách DS-KHHGĐ, Quốc hội giao chỉ tiêu giảm sinh 0,5 phần ngàn/năm. Thực hiện chỉ tiêu này cần tăng chỉ tiêu thực hiện các biện pháp tránh thai khoảng 2%/năm và duy trì tỷ lệ đã sử dụng. Cũng từ chỉ tiêu này lập kế hoạch kinh phí năm và phân bổ cho các tỉnh/thành phố.

"Nói dân số là động lực của phát triển là theo quan niệm nhân khẩu học kinh tế" - TS Quốc Anh nhìn nhận. Theo đó, trong nhân khẩu học kinh tế thường quan niệm dân số là chủ thể xã hội nhưng cũng là đối tượng quản lý của xã hội, tức mọi hoạt động của con người đều tác động đến xã hội nhưng quản lý xã hội cũng là quản lý mọi con người. 

Vì sao nói dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển? - Ảnh 1.

Công tác dân số là một yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước. Ảnh: Chí Cường


"Đây là quan hệ hữu cơ như Nghị quyết 21 đã nêu khi đề cập đầy đủ chính sách Dân số và Phát triển. Nói dân số là động lực phát triển cũng vì dân số của một quốc gia là nguồn nhân lực để phát triển KT-XH của quốc gia đó" - vị chuyên gia này cho hay.

"Việc gắn công tác dân số vào việc hoạch định các chương trình phát triển KT-XH là mội chủ trương lớn. Chủ trương này đã được hoạch định trong một số các văn bản qui phạm pháp luật, đơn cử như Pháp lệnh dân số, các nghị quyết của Đảng, Nhà nước và gần đây nhất là trong dự thảo Luật dân số sẽ có một chương về vấn đề này".

TS Nguyễn Quốc Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thông tin và Dữ liệu dân số thuộc Tổng cục Dân số, Bộ Y tế

Theo TS Quốc Anh, quan điểm của Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung uong khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã nêu: Tập trung mọi nỗ lực chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang thực hiện và đạt được các mục tiêu toàn diện cả về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. "Như vậy dân số là còn có mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh" - TS Quốc Anh nói.

Khẳng định dân số là mẫu số của mọi bài toán hay mọi lĩnh vực phát triển, TS Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số thuộc Bộ Y tế, cho hay dân số là mẫu số của các chỉ tiêu phát triển được tính bình quân đầu người, trong đó đáng chú ý là các chỉ tiêu liên quan đến việc chuyển vị thế của đất nước. Trong các bài toán phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch (tổng thể quốc gia, vùng, tỉnh, đô thị, nông thôn…) đều phải tính đến các yếu tố dân số để bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Các chỉ tiêu kinh tế- xã hội đề ra có thể có tốc độ cao, nhưng tốc độ đó sẽ ít có ý nghĩa thiết thực hoặc nguy cơ tụt hậu vẫn còn nếu tốc độ tăng dân số vẫn còn cao. "Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy dân số tăng 1% thì GDP phải tăng 4% mới đảm bảo mức sống và các dịch vụ xã hội" - TS Phạm Vũ Hoàng thông tin và khẳng định đây là điểm đặc biệt phải lưu ý trong việc hoạch định các mục tiêu trong tương lai, nhất là trong bối cảnh Việt Nam có quy mô dân số lớn, đứng thứ 15 trên thế giới và điểm xuất phát thấp.

Trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21, Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng Quy định lồng ghép yếu tố dân số vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án.

Thực tế đã chứng minh, dân số đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống, kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh, quốc phòng. Đặt trong bối cảnh mới, vấn đề dân số và phát triển có thể hiểu là giải quyết mối quan hệ hai chiều giữa một bên là dân số (quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số, mức sinh, mức chết, di cư) và một bên là phát triển (tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, bền vững về môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng). Và do đó, để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững thì nhất thiết phải giải quyết toàn diện các vấn đề dân số và phát triển nói trên.

Dưới góc nhìn lập pháp, các vấn đề dân số và phát triển cần được cụ thể hóa trong Luật, các văn bản dưới luật, Thông tư, Nghị định hay Nghị quyết các cấp; cần thiết xây dựng bộ tiêu chí thống nhất đánh giá chất lượng dân số cho toàn quốc và các vùng, các tỉnh..., từ đó xây dựng được cơ chế, chính sách phát triển dân số và được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

(ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương, Uỷ viên Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội)

Q.An

Thế Thành

Cùng chuyên mục

Gần 40% đàn ông Việt gặp vấn đề về bệnh nam khoa

GiadinhNet - Với quý ông, chứng “chưa đến chợ đã hết tiền” trở thành nỗi ám ảnh không dễ gì bày tỏ trong...

Khánh Hòa: Nỗ lực chăm sóc người cao tuổi

GiadinhNet - Hiện nay, số người cao tuổi (NCT) từ 60 tuổi trở lên tại Khánh Hòa chiếm trên 10% tổng dân số và có xu...

Những người đàn ông chậm dậy thì

Lấy vợ gần 2 năm không có con, bị vợ giục, anh Thành mới đi khám. Bác sĩ cho biết, hệ sinh sản của anh vẫn như...

Cổ tử cung ngắn - nguyên nhân dễ gây sảy thai

Cổ tử cung ngắn hầu như không ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh lý hay chuyện quan hệ vợ chồng nhưng nó...