Vì sao phụ nữ mang thai thường nghén ngọt

Thứ Ba, 18/08/2020 08:59 AM (GMT+7)

Nghén đồ ngọt khi mang thai là hết sức bình thường, giúp mẹ bầu có thể ăn uống ngon miệng hơn, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Tuy nhiên ngoài thức ăn ngọt, nếu không bổ sung cân bằng các dưỡng chất khác hoặc ăn ngọt quá đà thì sẽ gây nhiều tác hại.

nghen-ngot

Vì sao phụ nữ mang thai bị nghén ngọt?

Nghén ngọt ở phụ nữ mang thai là tình trạng khẩu vị mẹ bầu chỉ ưa các đồ ăn ngọt chứa nhiều đường tự nhiên hoặc tổng hợp như: bánh kẹo ngọt, socola, nho, bánh kem,.... Nguyên nhân do sự thay đổi hormone và nội tiết tố mạnh mẽ khi mang thai, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khẩu vị ăn. Trong khi nhiều phụ nữ mang thai thèm chua, ốm nghén chán ăn thì có tới 40% trường hợp thai phụ bị nghén đồ ngọt.

Như vậy, nghén đồ ngọt là một trong các tình trạng khá thường gặp ở phụ nữ mang thai. Thông thường sau khi hết tam cá nguyệt thứ nhất, tình trạng nghén ngọt sẽ giảm dần và biến mất.

Đồ ăn ngọt thường dễ gây kích thích vị giác, giúp bà bầu có tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn. Tuy nhiên ở nhiều mẹ bầu nghén đồ ngọt, họ chỉ thích và chỉ ăn các thức ăn ngọt, các loại thực phẩm khác không hợp khẩu vị nữa.

Vì thế nghén đồ ngọt khi mang thai là hết sức bình thường, giúp mẹ bầu có thể ăn uống ngon miệng hơn, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Tuy nhiên ngoài thức ăn ngọt, nếu không bổ sung cân bằng các dưỡng chất khác hoặc ăn ngọt quá đà thì sẽ gây nhiều tác hại.

 Nghén ngọt có ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi?

Theo các nghiên cứu, trung bình 7 phụ nữ mang thai lại có một người mắc tiểu đường thai kỳ. Đây là tình trạng đường huyết tăng cao trong suốt thời gian mang thai, một phần do tăng tiết insulin để cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho thai nhi, một phần do chế độ ăn của mẹ bầu. Đó là lý do tại sao những bà bầu bị nghén đồ ngọt có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ.

Nhiều trường hợp phụ nữ mang thai có chế độ ăn uống lành mạnh, sức khỏe tốt song khẩu vị khi mang thai thay đổi, nghén ngọt khiến họ thích và ăn nhiều thực phẩm chứa đường. Do lượng đường hấp thụ không được kiểm soát lại chứa nhiều đường tinh chế dễ gây tiểu đường thai kỳ.

Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn ngọt không những gây tiểu đường cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đường dư trong máu mẹ được chuyển qua nhau thai, tiếp tục làm tăng glucose trong máu thai nhi. Kết quả cơ thể trẻ tăng tiết insulin để chuyển hóa lượng đường lớn này, khiến bé phát triển lớn hơn, gây nhiều nguy hiểm và biến chứng sinh nở.

Tiểu đường thai kỳ khiến thai phụ phải đối mặt với nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm như: sản giật, tiền sản giật, cao huyết áp, sinh non, đa ối,… Với thai nhi, tiểu đường thai kỳ làm tăng tỉ lệ rối loạn tăng trưởng, dị tật thai, chết lưu đột ngột, sảy thai,…

Bên cạnh đó, nghén ngọt cũng làm tăng nguy cơ béo phì cho mẹ, cản trở sự phát triển não của thai nhi. Nghén đồ ngọt nếu không kiểm soát chế độ ăn tốt sẽ gây rất nhiều hệ lụy sức khỏe.

Kiểm soát chế độ ăn cho thai phụ bị nghén ngọt thế nào?

Ở người bị nghén ngọt, đồ ăn ngọt chứa nhiều đường là thực phẩm hàng đầu họ thèm và muốn ăn. Vì thế không nên cắt bỏ hoàn toàn thực phẩm ngọt trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu, song cần kiểm soát lượng đường phù hợp vừa tốt cho sự phát triển của bé, vừa kích thích sự thèm ăn của mẹ.

Khi xây dựng chế độ ăn cho thai phụ bị nghén ngọt, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Thai phụ có thể ăn các món bánh quy, bánh kem, kẹo,… khi bị nghén ngọt nhưng lưu ý không ăn quá nhiều mỗi lần và tối đa 2 lần/ngày.

- Nên ăn hoa quả ngọt thay cho các loại thực phẩm ngọt chế biến sẵn chứa nhiều đường tổng hợp, đường hóa học như.

- Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, thực phẩm tốt như: Sữa chua, táo xanh, nho, đậu nành, dâu,…

- Chia nhỏ các bữa ăn chính trong ngày kể cả đồ ăn ngọt để đường huyết sau khi ăn không tăng cao đột ngột.

- Cố gắng ăn kết hợp với nhiều loại thức ăn cung cấp đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng khác nhau như đạm hay chất xơ, đường tự nhiên trong rau củ quả.

- Chồng và gia đình nên động viên chia sẻ với mẹ bầu tránh căng thẳng, stress, việc giữ một tinh thần hạnh phúc, sảng khoái cũng giúp giảm nhu cầu ăn đồ ngọt.

Ở phụ nữ mang thai bị béo phì, thừa cân thì cần thực hiện một chế độ ăn lành mạnh, kiểm soát tốt cả lượng đường và carbohydrate nạp vào cơ thể để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra đường huyết cũng như khám xét nghiệm thai để phát hiện sớm bất thường.

Nếu mẹ bầu bị “nghiện” đồ ăn ngọt từ trước, nhu cầu ăn đồ ngọt trong thai kỳ tăng gấp 2 - 3 lần không thể kiểm soát thì có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và can thiệp kịp thời. Thai kỳ là quãng thời gian quan trọng giúp bé được chào đời khỏe mạnh và có một cuộc đời tốt đẹp, vì thế mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi nghiêm túc.

Hà Thu Thủy

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....