Vì sao trẻ bị máu nhiễm mỡ?

Thứ Năm, 03/09/2020 10:42 AM (GMT+7)

Máu nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ dư thừa tích tụ quá mức trong máu. Máu nhiễm mỡ ở trẻ em thường do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học hoặc do di truyền.

mau-nhiem-mo

 

Vì sao trẻ bị máu nhiễm mỡ?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này ở trẻ, thuộc 2 nhóm nguyên nhân chính là:

 Nguyên nhân di truyền

Theo một số nghiên cứu, những đứa trẻ sinh ra trong gia đình mà bố hoặc mẹ hoặc cả hai bố mẹ đều có mức cholesterol máu cao thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Trẻ mắc bệnh do nguyên nhân này rất khó thay đổi.

Nguyên nhân lối sống và sinh hoạt

Nguyên nhân này bao gồm chế độ ăn uống và tập thể dục ở trẻ em không khoa học như: Ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, các chế phẩm từ sữa và các loại thịt đỏ. Lượng chất béo tiêu thụ từ thực phẩm quá lớn trong khi trẻ lười vận động thể thao khiến chất béo tích tụ trong máu.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã thống kê năm 2016 có đến 340 triệu trẻ em và thanh thiếu niên (từ 5 - 19 tuổi) bị thừa cân, béo phì. Số người mắc bệnh này tăng gấp 4,5 lần so với 40 năm trước, cảnh báo lối sinh hoạt kém lành mạnh ở trẻ. Người béo phì thường có hàm lượng cholesterol trong máu cao, là nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ. Hơn nữa mỡ thừa tích tụ chủ yếu ở bụng gây nhiều vấn đề sức khỏe.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, cha mẹ nên thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện khoa học cho trẻ ngay từ khi còn bé. Ngoài ra cũng cần kiểm tra sức khỏe tổng quát, xét nghiệm để kiểm tra mức cholesterol trong máu. Việc sàng lọc kiểm tra càng cần thiết hơn ở những trẻ có nguy cơ cao máu nhiễm mỡ như: trẻ bị béo phì, gia đình có tiền sử cholesterol cao hoặc mắc bệnh tim sớm, tiểu đường, huyết áp cao.

Triệu chứng ở trẻ em bị máu nhiễm mỡ

Giống như ở người lớn, bệnh lý này ở trẻ em cũng không có triệu chứng rõ ràng nên cha mẹ thường rất khó phát hiện và phân biệt bệnh. Hầu hết trường hợp trẻ phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe tổng quát hoặc bệnh tiến triển nặng, gây nhiều biến chứng như tim mạch, thận, gan,…

Các nghiên cứu cho thất, máu nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ diễn biến âm thầm, phức tạp hơn so với người cao tuổi. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng bệnh như thở gấp, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, đau tức ngực. Giai đoạn cuối của bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng trẻ như đau tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ,…

Một số trường hợp trẻ bị máu nhiễm mỡ xuất hiện ban vàng dưới da nằm rải rác toàn thân dưới dạng các nốt phồng nhỏ màu vàng, chạm vào không thấy đau ngứa.

 Điều trị máu nhiễm mỡ ở trẻ em có khó khăn không?

Biện pháp điều trị máu nhiễm mỡ ở trẻ em hiệu quả nhất là thực hiện chế độ ăn kiêng lành mạnh và cùng trẻ tập luyện thể dục để đốt cháy mỡ thừa từ bên trong. Nếu tình trạng bệnh nặng hoặc các biện pháp can thiệp này không hiệu quả, bác sĩ sẽ xem xét sử dụng thuốc hỗ trợ khi trẻ trên 8 tuổi.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày giúp giảm mỡ trong máu nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho giai đoạn phát triển của trẻ.

Một số nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần nhớ như:

- Kiểm soát lượng đường và cholesterol cơ thể nạp vào qua thức ăn, đồ uống hàng ngày.

- Hạn chế các món ăn chế biến từ da động vật, lòng đỏ trứng, các loại thịt đỏ và nội tạng động vật.

- Tăng cường các thực phẩm có khả năng giảm mỡ máu hiệu quả như: Thịt ức gà, giá đỗ, cà chua, tỏi,…

- Thay thế mỡ động vật, dầu động vật thành dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành.

- Tăng cường rau xanh và các loại hoa quả để cung cấp lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt.

- Cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn đảm bảo trẻ vẫn nhận được đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết.

- Kiểm soát chất béo hấp thu vào cơ thể trẻ: Đảm bảo lượng chất béo chỉ chiếm tối đa 30% lượng calo hàng ngày, nghĩa là tối đa 45 - 65 gram chất béo.

- Tính toán hàm lượng chất béo và các dinh dưỡng khác cho trẻ em bị máu nhiễm mỡ các độ tuổi khác nhau là khác nhau. Vì thế hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên tốt nhất nhé.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục không những giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển thể chất và tinh thần tốt hơn mà còn giúp giảm mỡ máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các môn thể thao phù hợp và thường được trẻ yêu thích như: chạy, đạp xe, bơi lội,… Cha mẹ hãy cố gắng tập cùng để trẻ có hứng thú hơn.

Theo dõi cân nặng

Theo dõi cân nặng là cách giúp cha mẹ đảm bảo trẻ đang phát triển bình thường, đồng thời kiểm soát cân nặng hiệu quả khi trẻ bị máu nhiễm mỡ. Nếu trẻ bị béo phì, cần kiểm soát ăn uống và tập thể dục để duy trì cân nặng vừa phải.

Thường xuyên kiểm tra mỡ máu và sàng lọc bệnh lý

Trẻ cũng cần được khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu định kỳ nhất là khi bị máu nhiễm mỡ để cha mẹ có thể theo dõi thường xuyên sự phát triển của trẻ, điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.

Hà Thu Thủy

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....