Vị thành niên và các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Thứ Năm, 22/12/2022 10:18 AM (GMT+7)

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em đã phát triển đầy đủ về mặt tâm sinh lý nhưng nhiều trẻ lại không được giáo dục đầy đủ, thiếu hiểu biết, do vậy tỷ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khá nhiều.

Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Đây là mốc đánh dấu lớn của sự thay đổi về thể chất, tâm sinh lý của các em bước vào giai đoạn trưởng thành. Hiện nay, ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên đang có những nguy cơ quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, dễ bị xâm hại tình dục dẫn đến dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, HIV/AIDS… Một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề trên là do các em thiếu hiểu biết về giới tính, tình dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản, thiếu kỹ năng sống cần thiết để tự bảo vệ mình trước những nguy cơ ở xung quanh.

tinh-yeu-la-gi-the-nao-la-tinh-yeu-dep-cua-tuoi-hoc-tro-1-1641106978

Hiện nay, có rất nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục không thể hiện dấu hiệu rõ ràng, vì thế người mắc có thể không biết rằng mình đã bị mắc bệnh, nhưng họ vẫn có thể làm lây bệnh cho người khác. Đây chính là đặc điểm rất nguy hiểm và cũng là nguyên nhân làm cho bệnh lây truyền qua đường tình dục rất dễ lây lan, khó phòng tránh.

Dấu hiệu mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục là dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật. Hậu môn hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường. Các tổn thương này có thể đau hoặc không đau. Tiểu đau, buốt hoặc rát, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường. Đau bất thường ở vùng bụng dưới hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục mà không liên quan tới kinh nguyệt.

nhung-dieu-can-lam-khi-bi-nhiem-hiv-isofhcare_008fc249_ef73_4859_b0fc_62b5a8c47e44

Để phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục, các bạn trẻ không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân. Không quan hệ tình dục với đối tượng làm nghề mại dâm, với nhiều bạn tình hoặc với bạn tình đang mắc lây truyền qua đường tình dục. Không truyền máu nếu như máu chưa được xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan B, HIV/AIDS... Không dùng bất cứ dụng cụ nào để tiêm, chích qua da nếu chưa khử trùng hoặc nghi ngờ chưa được khử trùng. Trong trường hợp phải dùng bơm, kim tiêm, phải sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần. Cần thực hiện lối sống lành mạnh. Nếu đã từng bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc cơ thể khá nhạy cảm, hãy rửa sạch âm đạo trước và sau khi quan hệ. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn trước khi chúng có cơ hội tấn công niệu đạo và xâm nhập sâu hơn trong cơ thể. Nên đi khám sức khỏe định kỳ. Khi thấy bất cứ một dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục, cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Luôn luôn nhớ là phải điều trị cho cả 2 người cùng một lúc. Trong thời gian điều trị, tốt nhất không nên quan hệ tình dục, nếu có phải sử dụng bao cao su an toàn. 

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....