Viêm âm đạo do nấm trong thời kỳ kinh nguyệt: Nên làm thế nào?

Thứ Năm, 27/10/2022 03:22 PM (GMT+7)

Sự thay đổi nội tiết tố diễn ra trong kỳ kinh nguyệt có thể gây nhiều khó chịu cho chị em phụ nữ. Đặc biệt, trong thời kỳ này cũng dễ phát sinh viêm âm đạo do nấm.

Viêm đạo do nấm là gì?

Viêm âm đạo do nấm hay nấm âm đạo là tình trạng nấm phát triển quá mức trong vùng âm đạo gây ngứa ngáy, sưng đỏ vùng kín, khiến dịch tiết có màu trắng, vón cục, mùi hôi khó chịu. 

Trong âm đạo luôn tồn tại nhiều loại vi khuẩn khác nhau, được chia thành hai loại chính gồm lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi cơ thể khỏe mạnh, môi trường âm đạo được cân bằng, các loại nấm không gây ảnh hưởng tới cơ thể. Nhưng khi sức đề kháng bị suy giảm, nội tiết tố bị suy giảm, môi trường pH âm đạo bị mất cân bằng,… cá loại nấm men có điều kiện thuận lợi phát triển mạnh mẽ, tấn công âm đạo và gây ra nấm.

Đây là bệnh lý khá phổ biến ở nữ giới, nhất là những người trong độ tuổi sinh sản. Có nhiều người tái phát bệnh từ 1-2 lần và một số người còn đặc biệt tái phát nhiều hơn. Mặc dù không được coi là bệnh lây qua đường tình dục nhưng nấm âm đạo thường xuất hiện sau lần quan hệ tình dục đầu tiên.

20221103_dau-vung-kin-1

Viêm âm đạo bị nhiễm nấm thì sẽ có biểu hiện gì?

Các biểu hiện nhiễm nấm âm đạo có thể từ nhẹ đến trung bình tùy vào mức độ nhiễm bệnh, bao gồm:

- Ngứa và kích ứng ở âm đạo và âm hộ.

- Cảm giác nóng rát, đặc biệt là khi quan hệ hoặc khi đi tiểu.

- Âm hộ và âm đạo sưng đỏ, đau nhức, sau đó lan ra bẹn và đùi ở những trường hợp nặng.

- Dịch tiết âm đạo dày, màu trắng, mùi bất thường, vón cục.

Làm thế nào để giảm nguy cơ nhiễm nấm âm đạo trong thời kỳ kinh nguyệt

Mặc dù nguyên nhân gây viêm âm đạo do nấm có phụ thuộc vào sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, nhưng chị em phụ nữ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng các biện pháp sau:

- Giữ vệ sinh âm đạo luôn sạch sẽ, khô ráo.

- Trong thời kỳ kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh thường xuyên và rửa âm hộ bằng nước sạch.

- Tránh các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm: Nhiều sản phẩm dành cho nữ giới trên thị trường như dung dịch vệ sinh hay băng vệ sinh có sử dụng nguyên liệu tạo mùi thơm. Tuy nhiên những sản phẩm này có thể gây kích ứng hoặc phá vỡ sự cân bằng bình thường của các sinh vật trong âm đạo và tăng nguy cơ phát triển nấm âm đạo.

- Tránh thụt rửa: Có một số người dùng cách thụt rửa để làm sạch âm đạo, nhưng không biết việc đó có thể làm đảo lộn sự cân bằng của vi khuẩn và nấm men trong âm đạo, dẫn đến phát triển viêm âm đạo do nấm hoặc các bệnh nhiễm trùng âm đạo khác.

- Mặc quần lót thoáng khí, không mặc đồ lót quá chật, ẩm ướt: Vì nấm men phát triển mạnh ở những vùng ẩm ướt, nên mặc đồ lót thoáng khí như vải cotton sẽ giúp giữ khô vùng âm đạo, giảm nguy cơ mắc bệnh.

- Thay quần lót và miếng lót thường xuyên: Độ ẩm quá cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển nấm, vì vậy thay miếng lót và quần lót thường xuyên có thể giúp giữ cho âm đạo của bạn khô thoáng nhất có thể.

Nguyễn Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....