Viêm lộ tuyến có đẻ thường được không?

Thứ Bảy, 26/10/2019 10:35 PM (GMT+7)

Viêm lộ tuyến là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến nhất ở nữ giới. Nhiều chị em thắc mắc rằng bị viêm lộ tuyến khi mang thai thì có nên sinh thường hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các chị em giải đáp câu hỏi này.

viem-lo-tuyen-co-tu-cung

Viêm lộ tuyến là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm lộ tuyến là tình trạng các tế bào tuyến lộ ra ngoài và bị viêm nhiễm, đây là một dạng tổn thương lành tính. Thông thường nếu không có biểu hiện nào gây khó chịu thì chị em không nhất thiết cần phải điều trị.

Viêm lộ tuyến có 3 cấp độ chính như sau:

Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 1: vùng lộ tuyến chiếm khoảng 1/3 diện tích cổ tử cung (dưới 1cm). Ở mức độ này các biểu hiện xảy ra không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác như là tiết nhiều khí hư, khí hư đổi màu xanh hoặc vàng, vùng kín hôi và ngứa ngáy.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 2: vùng lộ tuyến chiếm từ 1/3 -2/3 diện tích bề mặt cổ tử cung. Ngoài những dấu hiệu tương tự như ở cấp độ 1 thì chị em bị viêm lộ tuyến độ 2 còn có thể gặp tình trạng đau thắt lưng bất  thường, đái buốt, đái rắt.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3: vùng lộ tuyến lan rộng quá 2/3 diện tích cổ tử cung (>2cm), nhiều phụ nữ cảm thấy đau rát trong lúc quan hệ vợ chồng, dễ bị chảy máu âm đạo, chảy máu bất thường mà không phải là do kinh nguyệt.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung không chỉ gây khó chịu cho các chị em, ảnh hưởng tới tâm lý và chuyện sinh hoạt thường ngày mà nó còn tiềm ẩn những rủi ro gây nguy hại cho thai nhi nếu phụ nữ mang bầu bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra, những phụ nữ chưa sinh con mà bị viêm lộ tuyến thì sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn, do viêm loét và chất nhầy cổ tử cung cản trở đường di chuyển của tinh trùng, gây viêm tắc vòi trứng, khó thụ thai. Đặc biệt là viêm lộ tuyến có nguy cơ tiến triển thành các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác như viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung…

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có đẻ thường được không?

Các thai phụ thường được cảnh báo rằng nên cẩn trọng khi sinh thường nếu đang có bệnh viêm phụ khoa vì trẻ đẻ ra dễ gặp các vấn đề liên quan tới mắt, đường hô hấp, và chức năng đề kháng. Do vậy nhiều chị em hoang mang không biết nên sinh thường hay đẻ mổ khi bị viêm lộ tuyến.

Sự thực là, nếu bà bầu chỉ bị viêm ở cấp độ nhẹ thì việc can thiệp điều trị phù hợp và sinh thường là hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Trong trường hợp, bà bầu được chẩn đoán bị viêm lộ tuyến ở mức độ trầm trọng hơn (viêm lộ tuyến độ 2 và độ 3) thì sinh mổ sẽ là biện pháp được khuyến khích để đảm bảo sức khỏe an toàn cho thai phụ và trẻ sơ sinh. Đẻ thường khi đang viêm nhiễm phụ khoa nặng có thể gây ra viêm nhiễm nhau thai. Trẻ đẻ ra dễ bị viêm kết mạc, tưa lưỡi, viêm da…

Việc quyết định lựa chọn phương pháp sinh nở nào cần có sự tham vấn từ các chuyên gia y tế, bạn không nên tự ý quyết định.

Bà bầu bị viêm lộ tuyến có thể tiềm ẩn nguy cơ sinh non, vỡ ối sớm hay thậm chí là sảy thai, chửa ngoài dạ con. Tất nhiên, nếu phát hiện có bệnh trong thai kì, phụ nữ cần chủ động thăm khám kịp thời và báo cho bác sỹ nếu biết mình đang bị viêm lộ tuyến. Bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên về các phương pháp điều trị đúng trong thai kỳ và lựa chọn cách sinh nở phù hợp.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu

Viêm lộ tuyến có nhiều phương pháp điều trị khác nhau:

Sử dụng kháng sinh đường uống, viên đặt âm đạoĐốt điện cao tần, laser, dao leepÁp lạnh bằng ni tơ lỏngRiêng đối với các bà bầu thì không nên sử dụng thuốc kháng sinh trong thai kỳ vì dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Việc lựa chọn phương pháp điều trị cần dựa vào ý kiến của bác sỹ, cân nhắc giữa lợi ích và nguy hại khi lựa chọn bất kỳ hình thức chữa bệnh nào. Trong một vài trường hợp, việc trị bệnh có thể được xem xét rời lại sau khi sinh nở an toàn để đảm bảo cho sức khỏe của bé và sự thuận lợi khi điều trị.

Các bà bầu nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức để cơ thể mệt mỏi. Đồng thời luôn cần lưu tâm đến việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khoa học. Khi có bệnh phải đi khám tránh tùy tiện mua thuốc về tự điều trị tại nhà.

Quan trọng hơn là với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì nên định kỳ kiểm tra sức khỏe phụ khoa 6 tháng/ lần giúp sàng lọc các vấn đề bất thường liên quan đến sức khỏe sinh sản để có phương hướng xử lý sớm.

Phạm Thanh Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....