Viêm loét niêm mạc miệng ở trẻ em là gì?

Chủ Nhật, 25/09/2022 05:50 PM (GMT+7)

Niêm mạc miệng là một lớp bao phủ phần khoang miệng và lưỡi. Khi mắc viêm loét niêm mạc miệng, trẻ sẽ bị đau đớn, quấy khóc, khó ngủ và khó khăn trong ăn uống.

Viêm loét niêm mạc miệng ở trẻ em là gì?

Viêm loét niêm mạc miệng ở trẻ em, hoặc loét miệng, là những đốm trắng được bao quanh bởi một vùng viêm đỏ xuất hiện trên môi và nướu. Chúng gây đau đớn và có thể khiến trẻ rất khó nói và nhai. Nếu miệng con bị lở loét, chắc chắn sẽ rất đau đớn. Điều này luôn khiến cha mẹ phải tích cực tìm kiếm một số biện pháp khắc phục để xoa dịu nỗi đau của trẻ.

Rất may là khi trẻ bị viêm niêm mạc miệng, vết loét không lây và có thể điều trị tại nhà. Thông thường, các vết loét miệng thường biến mất sau 7 đến 14 ngày mà không cần điều trị. 

Nguyên nhân gây viêm loét niêm mạc miệng

  • Các bệnh lý

Nguyên nhân gây viêm loét niêm mạc miệng ở trẻ em còn có thể do trẻ mắc một số bệnh lý có liên quan đến hệ thống miễn dịch hay một số bệnh lý truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra như bệnh thủy đậu, tay chân miệng, cúm…

  • Vệ sinh răng miệng

- Trẻ dùng nước súc miệng quá đậm đặc, dùng nhiều kem đánh răng nhưng vệ sinh chưa kỹ nên kem vẫn còn trong khoang miệng,…

- Trẻ chưa vệ sinh răng miệng đúng cách (hoặc nếu trẻ chưa tự đánh răng được thì do phụ huynh chưa chú ý vệ sinh cẩn thận cho con).

-  Trẻ sử dụng bàn chải trẻ sử dụng lông cứng, dễ bị chà vào và gây tổn thương nướu.

7-cach-giup-tre-thich-thu-danh-rang
  •  Tổn thương do nhiệt

Khi trẻ ăn những thức ăn quá nóng dễ dẫn đến niêm mạc miệng bị bỏng, từ đó gây nên tình trạng loét niêm mạc.

  • Yếu tố tâm lý

Trẻ thường xuyên bị lo âu, căng thẳng do các nguyên nhân khác nhau không chỉ ảnh hưởng lớn đến niêm mạc trẻ nói riêng mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của trẻ nói chung.

  • Tác động cơ học

- Trẻ vô tình tự cắn vào lưỡi hoặc phần mặt trong gò má.

- Trẻ ăn những đồ cứng, nhiều xơ gây trầy xước niêm mạc.

- Trẻ bị đụng dập, té ngã, bị đánh tác động đến niêm mạc.

  • Một số loại thuốc sử dụng

Do cần điều một số bệnh lý nên trẻ được bác sĩ chỉ định uống các loại thuốc. Có thể một trong những loại thuốc trẻ sử dụng có thành phần gây nên khô miệng,  đây là điều kiện lý tưởng để những vết loét xuất hiện.

  • Chế độ ăn uống nghèo nàn

Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ nghèo nàn chất dinh dưỡng, thiếu các vitamin hay các loại khoáng chất cần thiết cũng khiến cho niêm mạc miệng bị ảnh hưởng trầm trọng.

dau-hieu-nhan-biet-thieu-vitamin
Phương Dung tổng hợp

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....