Viêm nhiễm phụ khoa do nấm Candida và cách phòng ngừa

Thứ Sáu, 29/11/2019 03:39 PM (GMT+7)

Sự tăng sinh quá mức của nấm Candida – loại nấm men gây bệnh thường phát triển trong chu kỳ hành kinh của phụ nữ gây ra viêm nhiễm phụ khoa.

Theo thống kê, cứ 4 phụ nữ thì có đến 3 người bị nhiễm nấm Candida ít nhất một lần trong đời. Ở nước ta, kiến thức về viêm nhiễm phụ khoa do nấm Candida vẫn chưa được nhiều người biết đến. Nếu không hiểu rõ và xử lý triệt để, bệnh có thể tái phát thường xuyên, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của chị em phụ nữ.

phukhoa

Candida Albicans là tên một loại nấm gây nên bệnh nấm âm đạo thường gặp ở phụ nữ. Thông thường, nấm Candida sẽ sống cân bằng với các vi sinh vật khác trong cơ thể mà không gây hại gì. Tuy nhiên, những ngày hành kinh, môi trường vùng kín mất cân bằng độ pH sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển quá mức, gây nên tình trạng viêm nhiễm âm đạo ở phụ nữ.

Dấu hiệu viêm nhiễm do nấm Candida

- Cảm thấy bị ngứa ở vùng nhạy cảm, nếu làm xây xước có thể khiến vùng bị ngứa lan rộng.

- Khí hư nhiều, có màu trắng đục và kết tủa như váng sữa dính vào thành âm đạo, đôi khi kèm theo mùi hôi.

- Vùng âm đạo bị tấy đỏ và nóng rát, cảm giác khó chịu khi tiểu tiện hoặc lúc quan hệ.

- Đau rát do lớp niêm mạc âm đạo bị tổn thương, gây tiểu buốt, tiểu rát,…

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida âm đạo

Bệnh nấm Candida âm đạo thường không có thời gian ủ bệnh rõ ràng. Nấm có thể ký sinh trong bộ phận sinh dục mà không gây triệu chứng bệnh. Khi có yếu tố thuận lợi như chu kỳ hành kinh khiến vùng nhạy cảm ẩm ướt, thói quen sinh hoạt không đúng cách,…nấm Candida mới tăng sinh và gây bệnh.

Nguyên nhân có thể nhiễm nấm Candida:

- Vệ sinh vùng nhạy cảm không đúng cách, tạo môi trường phát triển cho nấm gây bệnh.

- Sử dụng đồ lót quá chật, ẩm ướt, chất liệu không thoáng khí.

- Dùng băng vệ sinh không đạt chất lượng.

- Ngoài ra, hệ miễn dịch cơ thể yếu, sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi,…cũng trở thành nguyên nhân gián tiếp gây viêm nhiễm nấm Candida.

Cách phòng ngừa 

Nhiễm nấm Candida âm đạo mặc dù không quá nguy hiểm nhưng có thể để lại nhiều hệ lụy dai dẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hay thậm chí là sinh sản ở phụ nữ. Hãy chủ động phòng ngừa nấm Candida bằng các cách sau đây để bảo vệ bản thân:

- Tránh dùng các sản phẩm phụ khoa gây kích ứng như phấn thơm, tampon, xịt khử mùi,…

- Vệ sinh vùng kín đúng cách từ bên ngoài, không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh.

- Dùng băng vệ sinh  tối đa, ngừa nấm Candida hiệu quả với chất lượng được kiểm định chặt chẽ.

- Sử dụng đồ lót cotton mềm thoáng. Giặt giũ đồ lót sạch sẽ, phơi ở nơi thông thoáng, có ánh nắng mặt trời.

- Thường xuyên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....