Việt Nam trước thách thức tốc độ già hóa nhanh

Thứ Năm, 31/08/2023 01:48 PM (GMT+7)

Phát biểu tại Tọa đàm “Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình với sự phát triển kinh tế xã hội bền vững” sáng ngày 30/8, ông Sơn cảnh báo: Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.

Tốc độ già hóa dân số nhanh chóng có thể dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong tương lai. Đây sẽ là nhân tố kìm hãm năng suất lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, mặc dù tuổi thọ trung bình cao (73,5 tuổi) nhưng số năm sống khỏe mạnh của người dân Việt Nam lại thấp hơn so với nhiều nước khác. Số năm phụ nữ sống có bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và nam giới là khoảng 8 năm. Gánh nặng bệnh tật kép, thường mắc các bệnh mãn tính đè nặng lên hệ thống y tế khi bình quân mỗi người cao tuổi có 3 bệnh.

Thực trạng này đặt ra một thách thức nan giải liên quan đến các dịch vụ xã hội nhằm phục vụ cho những người cao tuổi. Ước tính, chi phí trung bình để chăm sóc sức khỏe cho một người cao tuổi cao hơn từ 7 – 8 lần chi phí trung bình để chăm sóc sức khỏe cho người trẻ tuổi. Dân số già hóa còn gây áp lực không nhỏ lên hệ thống lương hưu, an sinh xã hội, hệ thống bảo trợ xã hội của người cao tuổi.

Không riêng Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số. Tính đến năm 2020, trên thế giới có 727 triệu người trong độ tuổi từ 65 tuổi trở lên. Con số này dự kiến sẽ tăng hơn 2 lần vào năm 2050.

Theo dự báo của Cơ quan Thống kê Nhật Bản, tỷ lệ dân số già trong cơ cấu Nhật Bản sẽ tăng lên 31,2% vào năm 2030 trong khi tỷ lệ lực lượng lao động trong cơ cấu dân số Nhật Bản sẽ giảm xuống còn 51,6% trong năm 2060.

Vấn đề dân số của Nhật Bản đã dẫn đến hàng loạt hệ lụy như thiếu lao động, lĩnh vực sản xuất suy thoái, thâm hụt tài khóa và “bong bóng” bất động sản sụp đổ.  

elderly_2356880b

Xã hội Nhật Bản bị ảnh hưởng do dân số già.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida từng lên tiếng cảnh báo: “Nhật Bản đang bên bờ vực của tình trạng mà chúng ta chưa chắc có thể tiếp tục vận hành như một xã hội bình thường” khi nói đến vấn đề suy giảm dân số và già hóa dân số.

Tình trạng già hóa dân số cũng đang là bài toán khó giải đối với Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế của quốc gia này đang chững lại

Trong năm 2022, tỷ lệ sinh của Trung Quốc đã giảm xuống còn dưới 1,1, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ cần thiết để duy trì dân số là 2,1, theo thống kê của Hiệp hội Dân số Trung Quốc. Tỷ lệ sinh này được cho là thấp hơn mức có lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc.

Theo dự báo của chính phủ Trung Quốc, tới năm 2035, quốc gia này có khoảng 400 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm khoảng 30% dân số. Dân số của Trung Quốc đã giảm xuống còn 1,412 tỷ người vào năm 2022, đánh dấu lần đầu tiên dân số Trung Quốc giảm sau 6 thập kỷ, dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc có thể mất trung bình khoảng 7 triệu người trưởng thành trong độ tuổi lao động mỗi năm trong thập kỷ tới.

Không chỉ ảnh hưởng đến lực lượng lao động, dân số già hóa còn khiến nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc phải hứng chịu “cơn sóng thần nghỉ hưu”, có nguy cơ rút cạn quỹ hưu trí vốn đã gần cạn kiệt. Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc từng cảnh báo quỹ hưu trí của nước này sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2035 tới với tốc độ già hóa dân số nhanh như hiện nay.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...