Vĩnh Long tích cực triển khai thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai

Thứ Sáu, 30/12/2022 10:40 PM (GMT+7)

Việc triển khai thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai không chỉ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước mà còn làm thay đổi thói quen từ việc bao cấp, miễn phí sang chủ động khi tham gia các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân tại Vĩnh Long.

Thời gian qua, ngành Dân số Vĩnh Long đã chủ động tham mưu Sở Y tế xây dựng các văn bản, kế hoạch hướng dẫn huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS). Đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động đưa Đề án vào thực tiễn.

photo-1-1564147008029469391471

Cụ thể, tại tuyến tỉnh, Ban Quản lý Đề án của tỉnh đã chủ động phối hợp với các các ngành, đoàn thể của tỉnh lồng ghép tuyên truyền về sự cần thiết, lợi ích và hiệu quả của việc thực hiện Đề án xã hội hóa cung cấp PTTT.

Tại tuyến huyện, các huyện, thị xã, thành phố tổ chức lồng ghép tuyên truyền vận động với nhiều hình thức thông qua các cuộc tập huấn, hội thảo của các đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số và của các ngành đoàn thể địa phương để cung cấp thông tin về xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường và dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành của xã, CTV dân số và quần chúng nhân dân.

Bên cạnh đó, phối hợp với Đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố đưa tin tuyên truyền về xã hội hóa cung cấp PTTT, đặc biệt là các sự kiện truyền thông nhằm tạo dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ và thu hút người dân tham gia.

Theo báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Đề án giai đoạn 2017 - 2020 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Vĩnh Long, tỉnh đã triển khai hoạt động Đề án cho 2 đơn vị công lập là Bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung tâm kiểm soát bệnh tật của tỉnh; 8/8 Phòng Dân số và Khoa sản thuộc Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố tham gia phân phối sản phẩm của Đề án; 107/107 xã, phường, thị trấn đã triển khai phân phối sản phẩm theo 2 hình thức: Phân phối trực tiếp từ cán bộ dân số và phân phối qua mạng lưới CTV dân số.

Mạng lưới phân phối PTTT xã hội hóa trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện phân phối 7 sản phẩm thuộc Đề án. Trong đó PTTT gồm: Thuốc viên tránh thai Anna, BCS Hello và HelloPlus. Hàng hóa SKSS gồm: Dung dịch GynoPro, dung dịch vệ sinh Vagis, bột Canxi và gel bôi trơ SensiLove.

Đến hết năm 2020, có trên 19.258 đơn vị sản phẩm được phân phối tại Vĩnh Long, góp phần duy trì tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hàng năm trên 65%, đồng thời giúp giảm mang thai ngoài ý muốn, chủ động kế hoạch hóa gia đình, nuôi con khỏe dạy con ngoan, duy trì tỷ suất sinh ổn định.

base64-16323654037941927259299

Theo lãnh đạo ngành Dân số Vĩnh Long, thành công của Đề án đã đóng góp một phần đáng kể để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, sự đa dạng về PTTT và các dịch vụ chăm sóc SKSS, tạo sự phát triển bền vững và đạt được mục tiêu của Kế hoạch Hành động thực hiện Chiến lược DS/SKSS Việt Nam tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong Đề án, tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường khả năng tiếp cận PTTT, hàng hóa và KHHGĐ/SKSS cho nhóm dân cư có nhu cầu và có khả năng chi trả; chú trọng dự phòng, sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng theo phương thức xã hội hóa và huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, tăng tính bền vững của công tác dân số.

Cụ thể, thời gian tới, tỉnh Vĩnh Long tiếp tục triển khai các hoạt động của Đề án giai đoạn 2017-2020. Bên cạnh đó, phát triển các cơ sở y tế tự nguyện và đủ điều kiện tham gia dự án; tiếp tục mở rộng các dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS, chú trọng phòng chống nhiễm khuẩn, hỗ trợ sức khỏe tình dục, dự phòng, sàng lọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, tổ chức đào tạo và đào tạo liên tục kỹ thuật dịch vụ, tập huấn kỹ năng cho người cung cấp dịch vụ; tổ chức cung cấp dịch vụ tại cơ sở y tế, huy động các cơ sở y tế phối hợp với mạng lưới dân số - y tế cơ sở tham gia cung cấp dịch vụ tại cộng đồng.

Phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Đề án; đề xuất bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn PTTT, hàng hóa SKSS, sàng lọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung; đề xuất bổ sung quy trình kỹ thuật, quy trình quản lý sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...