Vô sinh do bất thường ở tử cung

Thứ Hai, 17/10/2022 01:25 PM (GMT+7)

Bất kỳ sự phát triển bất bình thường nào ở tử cung người phụ nữ đều gây ra những ảnh hưởng không chỉ về mặt sinh lý mà còn là căn nguyên dẫn đến tình trạng vô sinh.

Những bất thường ở tử cung có nhiều loại, có khi là những dị tật bẩm sinh, có khi là bệnh mắc phải… Dù là do nguyên nhân nào thì cũng cần phải được tìm hiểu, thăm khám và điều trị sớm nhất có thể để không bị các biến chứng nguy hiểm đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến thiên chức làm mẹ.

1. Tử cung là gì?

Tử cung (hay dạ con) là một cơ quan nằm trong vùng khung xương chậu của nữ giới và có hình dáng giống với quả lê. Tử cung thường có kích thước 7,5cm chiều dài, 5cm chiều rộng và 2,5 chiều sâu. Tử cung có cấu tạo bao gồm phần đáy tử cung, thân tử cung và cổ tử cung.

Theo thống kê, cứ 18 phụ nữ thì sẽ có 1 người gặp phải tình trạng bất thường ở tử cung. Tử cung của người phụ nữ đó sẽ có kích thước, cấu trúc hoặc hình dạng khác so với bình thường.

2. Bất thường bẩm sinh

Không có tử cung: Đây là dạng bất thường tử cung vô cùng hiếm với xác suất xảy ra là 1/4.000 – 10.000 phụ nữ. Hầu hết những phụ nữ mắc chứng này thường có tử cung quá nhỏ hoặc không có tử cung, âm đạo rất ngắn hoặc không có âm đạo và không có kinh nguyệt tuy nhiên vẫn có ống dẫn trứng và buồng trứng như bình thường.

Việc âm đạo ngắn hoặc không có âm đạo tuy có thể được khắc phục bằng cách tiến hành phẫu thuật tạo hình âm đạo, nhưng vẫn khiến người phụ nữ gặp khó khăn khi quan hệ tình dục, dẫn đến việc khó có con.

Đặc biệt, người phụ nữ sẽ hoàn toàn không thể mang thai nếu không có tử cung. Cho đến thời điểm hiện tại, y học tiên tiến vẫn chưa thể thực hiện được kỹ thuật ghép tử cung nhân tạo. Trường hợp muốn có con thì người mẹ buộc phải nhờ người mang thai hộ.

20191213_100932_957044_Di_dang_tu_cung.max-800x800

Tử cung đôi: Tử cung đôi cũng là một hiện tượng tử cung bị dị dạng hiếm gặp. Người mắc tình trạng này thì tử cung sẽ có 2 buồng tử cung riêng biệt, trong đó mỗi buồng có thể có một âm đạo và tử cung riêng. Đồng nghĩa với việc người đó sẽ có tới hai âm đạo và hai tử cung riêng biệt.

Các trường hợp thai phụ có tử cung đôi thường dễ sảy thai, thai lưu, sinh non hoặc chậm phát triển do các nhánh động mạch nuôi dưỡng thai nhi bị phân tấn, khả năng co giãn của tử cung kém và lòng tử cung hẹp.

Buồng tử cung thứ hai không chứa mang thai nằm thấp có thể cản trở đường ra qua âm đạo của em bé nên thai phụ có tử cung đôi đều được bác sĩ chỉ định sinh mổ thay vì sinh thường để tránh gây nguy hiểm cho bé.

Tử cung hình vòm: Đây là tình trạng tử cung có hình thái gặp bất thường nhẹ, cụ thể là phần đáy tử cung hơi bị lõm vào. Tình trạng này có thể được phát hiện dễ dàng thông qua MRI hoặc hình ảnh siêu âm.

Tử cung thông thường có đáy phẳng hoặc hơi lồi, do vậy khi tử cung gặp phải tình trạng lõm hình vòm sẽ khiến phần cơ ở đáy tử cung tràn vào lòng tử cung và tạo thành một lớp đệm nhỏ. Tử cung hình vòm là một loại dị dạng tử cung phổ biến và không ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến cho rằng tử cung hình vòm có thể dẫn đến nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.

Tử cung một sừng: Tử cung một sừng (hay còn có tên gọi khác là tử cung đơn) là tình trạng khiến tử cung chỉ có kích thước bằng 1⁄2 so với tử cung bình thường và chỉ có duy nhất 1 ống dẫn trứng.

Những phụ nữ có tử cung đơn thường gặp khó khăn trong vấn đề thụ thai tự nhiên và thường được hỗ trợ sinh sản bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm hoặc bơm tinh trùng.

Tử cung hai sừng: Tử cung hai sừng là dạng bất thường về cấu trúc, hình dáng tử cung. Thay vì có hình dáng giống quả lê lộn ngược thì tử cung hai sừng lại giống hình trái tim. Đó là lý do vì sao tình trạng này còn được biết đến là tử cung hình tim.

Thai phụ có tử cung hai sừng rất dễ bị sảy thai, sinh non hoặc thai nhi kém phát triển do hạn chế về mặt thể tích lòng tử cung.

Tử cung có vách ngăn: Một dạng bất thường khác của tử cung ảnh hưởng đến quá trình mang thai của phụ nữ đó chính là khi xuất hiện một vách ngắn chia đôi lòng tử cung. Vách ngăn này có thể kéo dài từ đáy đến một phần tử cung hoặc thậm chí đến tận cổ tử cung.

3. Những tổn thương bệnh lý

Tử cung là cơ quan dễ bị tổn thương do các bệnh mắc phải. Khi có bệnh, khả năng thụ thai thậm không mang thai được là rất cao. Có thể gặp các trường hợp sau:

Dính tử cung: Dính buồng tử cung là hiện tượng thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau bị dính vào với nhau. Nguyên nhân dính buồng tử cung thường do bị sót nhau thai, hậu quả của việc can thiệp vào tử cung để xử trí các bệnh liên quan, viêm nhiễm phụ khoa kéo dài, tái phát và nạo hút thai gặp biến chứng.

Trường hợp buồng tử cung bị viêm nhiễm, lớp niêm mạc bị tổn thương làm cho buồng tử cung dính các mặt lại với nhau hoàn toàn (sẽ gây vô kinh) hoặc một phần (gây kinh ít và đau bụng kinh). Những tổn thương này ở niêm mạc tử cung khiến trứng thụ tinh không làm tổ được tại đó gây vô sinh.

Bất thường cổ tử cung: Chất dịch nhầy ở cổ tử cung quá ít, kém chất lượng, có kháng thể kháng tinh trùng làm cho tinh trùng khó sống và không thể bơi qua được sẽ làm cho tỷ lệ có thai giảm. Hơn nữa nếu bạn có cấu trúc cổ tử cung bị dị dạng hoặc bịt kín do bẩm sinh, viêm nhiễm cổ tử cung, biến chứng xơ hóa cổ tử cung sau điều trị (đốt lạnh hay đốt điện cổ tử cung), nạo thai, sẩy thai, tổn thương cổ tử cung sau sinh cũng có thể gây ra vô sinh.

cach-chua-tac-voi-trung-tai-nha

Tắc vòi tử cung: Tử cung có 2 vòi, là 2 ống dẫn từ thân tử cung sang 2 bên, tiếp giáp với buồng trứng, thu nhận trứng chín rụng xuống để thụ tinh với tinh trùng Tắc vòi tử cung gây ra bởi nhiều nguyên nhân như sinh hoạt tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín sai cách, mắc các bệnh phụ khoa. Bên cạnh đó, việc nạo phá thai nhiều lần, các khối u ở vòi trứng… cũng khiến tắc vòi tử cung. Ngoài ra vòi tử cung có thể bẩm sinh bị chít hẹp hoặc bị khối u chèn ép, ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng và trứng, gây cản trở quá trình thụ tinh.

Tử cung có khối u: Thường gặp là các u xơ tử cung. Các khối u này khi to lên sẽ làm buồng tử cung biến dạng, không thuận lợi cho phôi thai làm tổ. Có khi tuy khối u không lớn nhưng lại ở vị trí sát với lỗ thông lên vòi tử cung gây tắc, là trở ngại lớn khiến trứng không thể thụ thai.

4. Cách khắc phục và hạn chế

Khi tử cung gặp những bất thường cho dù bất cứ nguyên nhân nào, bạn cần tìm cách giải pháp khắc phục cũng như để tử cung không gặp rắc rối thì cần thực hiện những lời khuyên hữu ích sau:

- Phải vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, dung dịch vệ sinh phần phụ đảm bảo, chất lượng. Nhất là khi bạn trong thời kỳ rụng trứng, kinh nguyệt, thai nghén, sinh con…

- Sinh hoạt và quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy.

- Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.

- Lựa chọn thực phẩm xanh, sạch. Uống nước đủ trong ngày.

- Khi có các dấu hiệu bất thưòng phải đi gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, đúng.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....