Vô sinh thứ phát: Tại sao nó xảy ra?

Thứ Năm, 18/06/2020 05:36 PM (GMT+7)

Cũng giống như vô sinh nguyên phát, vô sinh thứ phát có thể xảy ra do một vấn đề tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sinh sản tự nhiên.

kham-vo-sinh

 Vô sinh thứ phát là gì?

Có hai loại vô sinh là nguyên phát và thứ phát. Vô sinh nguyên phát được mô tả là người phụ nữ không thể mang thai, thường là sau 1 năm cố gắng thụ thai hoặc 6 tháng nếu phụ nữ từ 35 tuổi trở lên. Những người bị vô sinh thứ phát gặp khó khăn trong việc thụ thai sau khi đã mang thai thành công ít nhất một lần trước đó.

Cũng giống như vô sinh nguyên phát, vô sinh thứ phát có thể xảy ra do một vấn đề tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sinh sản tự nhiên. Khả năng sinh sản có thể thay đổi ngay cả sau khi sinh con. Người chồng hoặc đối tác của người phụ nữ cũng có thể thay đổi theo thời gian. Một hoặc nhiều vấn đề có thể xảy ra trong quá trình sinh sản như sau:

Rụng trứng (trứng được giải phóng)

Thụ tinh giữa trứng với tinh trùng

Trứng thụ tinh di chuyển đến tử cung

Trứng đã được thụ tinh thành công và làm tổ ở tử cung

Cả phụ nữ và nam giới đều có thể góp phần gây ra vô sinh.

Nguyên nhân gây vô sinh thứ phát?

Vô sinh nguyên phát và thứ phát thường có chung nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến nhất, thường liên quan đến vô sinh thứ phát bao gồm:

Rối loạn rụng trứng

Hầu hết phụ nữ vô sinh đều là do rối loạn rụng trứng. Trên thực tế lâm sàng, 40% phụ nữ bị vô sinh không rụng trứng liên tục và các vấn đề với rụng trứng có thể được gây ra bởi một số các bệnh lý như:

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Suy buồng trứng nguyên phát (POI)

Giảm số lượng trứng liên quan đến lão hóa

Bệnh lý tuyến giáp hoặc các rối loạn nội tiết khác ảnh hưởng đến sản xuất hormone

Yếu tố về yếu tố lối sống, chẳng hạn như trọng lượng, dinh dưỡng và lạm dụng rượu hoặc ma túy

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh nữ là hội chứng buồng trứng đa nang. Bệnh lý này khiến buồng trứng hoặc tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều hormon ức chế buồng trứng không giải phóng trứng. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể khiến u nang phát triển trong buồng trứng cũng gây cản trở quá trình rụng trứng. Hiện nay, các bác sĩ có các phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng buồng trứng đa nang nên có thể làm tăng khả năng mang thai thành công lên tới 70%.

Buồng trứng đa nang

Phụ nữ vô sinh hầu hết do hội chứng buồng trứng đa nang

Các vấn đề với tử cung hoặc ống dẫn trứng

Vấn đề về cấu trúc có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người phụ nữ. Ví dụ, nếu có tắc nghẽn trong ống dẫn trứng, tinh trùng và trứng không thể gặp nhau. Tử cung cũng có thể có khiếm khuyết về cấu trúc hoặc mô ngăn cản trứng đã được thụ tinh làm tổ.

Dưới đây là một số bệnh lý cụ thể ảnh hưởng đến ống dẫn trứng hoặc tử cung, gồm:

Lạc nội mạc tử cung

U xơ tử cung hoặc polyp

Sẹo tử cung

Bất thường về hình dạng của tử cung, chẳng hạn như tử cung một sừng (unicornuate uterus)

Trong đó, lạc nội mạc tử cung chiếm đến 10% phụ nữ mắc vô sinh thứ phát. Vô sinh thứ phát do lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra sau khi sinh mổ hoặc phẫu thuật tử cung, khi các tế bào tử cung có thể bị đặt sai vị trí.

Sẹo do sinh mổ

Sinh mổ thì có thể để có sẹo trong tử cung và gây hở sẹo mổ lấy thai cũ, tình trạng này được gọi là thoát vị vùng eo tử cung (isthmocele). Thoát vị vùng eo tử cung có thể dẫn đến viêm trong tử cung và ảnh hưởng quá trình làm tổ.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng lây qua đường tình dục có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu. Nhiễm trùng có thể dẫn đến sẹo và tắc nghẽn ống dẫn trứng. Nhiễm trùng siêu vi papillon ở người (Human papillomavirus – HPV) cũng có thể ảnh hưởng đến chất nhầy cổ tử cung và giảm khả năng sinh sản.

Rối loạn tự miễn dịch

Mối quan hệ giữa rối loạn tự miễn dịch và vô sinh chưa được khám phá hoàn toàn. Nhìn chung, rối loạn tự miễn dịch khiến cơ thể tấn công các mô khỏe mạnh, trong đó có các mô sinh sản.

Các rối loạn tự miễn dịch như bệnh Hashimoto, bệnh lupus và viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bằng cách gây viêm trong tử cung và nhau thai. Ngoài ra, các loại thuốc dùng để điều trị các rối loạn này cũng có thể góp phần gây vô sinh.

Tuổi tác

Các nhà khoa học cho rằng tuổi tác đóng một vai trò trong khả năng sinh sản. Về mặt sinh học, khả năng sinh sản cao nhất ở phụ nữ là ở độ tuổi 20, bắt đầu giảm ở tuổi 30 và giảm đáng kể ở tuổi 40. Điều này không có nghĩa là việc mang thai thành công không xảy ra ở những bà mẹ có độ tuổi hơn, nó chỉ có thể mất nhiều thời gian hơn hoặc khó khăn hơn.

Vô sinh thứ phát không rõ nguyên nhân

Đây là câu trả lời mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng không muốn nghe, nhưng đôi khi các bác sĩ không tìm thấy một lý do cụ thể nào để chẩn đoán cho vô sinh thứ phát.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....