Xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt

Thứ Năm, 08/09/2022 11:06 PM (GMT+7)

Người bị thiếu máu thiếu sắt thường có những biểu hiện như mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt,... Tình trạng này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống. Phụ nữ đang mang thai bị thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Vì vậy, bệnh cần được chẩn đoán và phát hiện sớm.

Để xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt, bạn sẽ cần thực hiện xét nghiệm ferritin. Ferritin là xét nghiệm máu đơn giản giúp phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm không chỉ riêng chứng thiếu máu.

Xét nghiệm này ferritin nhằm đo nồng độ protein ferritin – thành phần chứa sắt trong tế bào máu. Xét nghiệm này cho biết chính xác lượng sắt cơ thể đang tích trữ. Nếu xét nghiệm ferritin cho thấy nồng độ ferritin trong máu thấp hơn bình thường nghĩa là cơ thể đang có nguy cơ mắc chứng thiếu sắt cao.

Tại sao cần thực hiện xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt?

Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn xét nghiệm ferritin nếu các xét nghiệm máu khác đã chỉ rahemoglobin thấp, hoặc nếu tỷ lệ của các tế bào máu đỏ (hematocrit) thấp. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng cao bị thiếu máu thiếu sắt. Xét nghiệm ferritin là cách hiệu quả giúp khẳng định chẩn đoán.

Khi được sử dụng để chẩn đoán bệnh thiếu máu, thử nghiệm ferritin nên được thực hiện kết hợp với kiểm tra sắt và tổng hợp sắt (TIBC) lẫn xét nghiệm transferrin. Những xét nghiệm này sẽ cung cấp thông tin bổ sung về sắt trong cơ thể để đi tới kết luận chính xác hơn.

Nếu đã được chẩn đoán mắc rối loạn chất sắt trong cơ thể như hemochromatosis hay hemosiderosis, bác sĩ sẽ sử dụng thử nghiệm ferritin để theo dõi tình trạng và hướng dẫn điều trị thích hợp.

20191224_031404_994053_y-nghia-xet-nghiem-.max-1800x1800

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm 

Cần nhịn ăn ít nhất 12 tiếng trước khi lấy máu sẽ cho kết quả chính xác hơn. Nên thực hiện xét nghiệm đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt vào buổi sáng, trước 10 giờ vì đây là khoảng thời gian mà sắt huyết thanh đạt nồng độ cao nhất

Vị trí thực hiện thường là tĩnh mạch mu bàn tay hoặc cánh ta. Mẫu máu sau đó sẽ được đưa tới phòng xét nghiệm và phân tích.

Làm gì khi bị thiếu máu thiếu sắt? 

Thiếu máu do thiếu sắt cần được chẩn đoán xác định và điều trị dựa trên nguyên nhân để hạn chế thiếu sắt tái phát. Để phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt, cần chú ý đến chế độ ăn giàu sắt kết hợp với bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C nhằm tăng khả năng hấp thu sắt. Đặc biệt là phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt trong thai kỳ. Sau khi ăn không nên uống cà phê hoặc trà, vì sẽ giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

sathuuco21

Thiếu máu thiếu sắt cần hạn chế truyền máu, trừ trường hợp bị thiếu máu nặng và phải truyền mất bù. Để điều trị tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số chế phẩm bổ sung sắt ở dạng uống. Thời gian dùng trong khoảng 6 - 12 tháng và cần bổ sung đồng thời vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt.

Uống thuốc bổ sung sắt dạng viên cần dùng trước khi ăn để tăng khả năng hấp thu, có thể dùng trong lúc ăn nếu bị kích ứng dạ dày. Đối với việc bổ sung sắt bằng đường tĩnh mạch nên được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa để đảm bảo.

Khi thấy có biểu hiện nghi ngờ thiếu máu thiếu sắt, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán xác định nguyên và điều trị.

Phương Dung tổng hợp

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....