4 cách điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì an toàn nhất hiện nay

Thứ Tư, 16/09/2020 02:29 PM (GMT+7)

Rối loạn kinh nguyệt là khái niệm miêu tả chung đối với tất cả những hiện tượng như kinh nguyệt không đều, rong kinh, vô kinh và kinh nguyệt ra ít. Kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì là khi lượng kinh bỗng dưng ít hẳn đi so với chu kỳ kinh trong các tháng trước đó...

 

roi-loan-kinh-nguyet

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là gì?

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là các biểu hiện bất thường kỳ kinh nguyệt như lượng máu kinh, số ngày kinh không đều... và có sự khác biệt giữa các chu kỳ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hormone sinh dục chưa hoàn thiện, cơ thể đang trong giai đoạn chuyển đổi và phát triển.

Bên cạnh đó, buồng trứng phóng noãn bất thường theo tháng như tháng thì phóng nhiều 2 – 3 lần, tháng ít thì 1 lần, thậm chí đến nửa năm mới giải phóng noãn gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.

Một số biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt: Nữ giới trong độ tuổi dậy thì thường có chu kỳ kinh nguyệt thất thường có thể dao động khoảng 21 đến 35 ngày, thậm chí có trường hợp rong kinh kéo dài nửa năm. Độ dài của chu kỳ kinh sẽ phụ thuộc và cơ địa và thể trạng sức khỏe của từng người.

Lượng máu kinh trong chu kỳ: Lượng máu kinh của nữ giới trong độ tuổi dậy thì có thể mất rất ít (dưới 20ml) hoặc có khi vượt ngưỡng 70ml và phổ biến là hiện tượng rong kinh. Bên cạnh đó, kèm theo các triệu chứng như là đau bụng, mệt mỏi, nôn mửa…

Số ngày kinh: Số ngày kinh thường không ổn định, có thể ít hơn 2 ngày hoặc kéo dài hơn từ 7 – 15 ngày.

Kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì là một hiện tượng sinh lý bình thường, vì vậy nữ giới trong độ tuổi này cũng không nên quá lo lắng. Khi trải qua giai đoạn chuyển tiếp này, cơ thể và các bộ phận phát triển hoàn thiện, tâm lý nữ giới ổn định hơn thì tình trạng này sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu có bất cứ vấn đề gì bất thường như chu kỳ kinh kéo dài quá lâu, máu ra quá nhiều, đau bụng dữ dội… thì nên nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ một cách hiệu quả nhất.

4 cách điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì an toàn nhất hiện nay

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là cách cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh còn giúp cơ thể phát triển nhanh chóng, tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch của cơ thể.

Gợi ý chế độ ăn uống giúp điều hòa kinh nguyệt cho nữ giới ở độ tuổi dậy thì:

Nên dùng các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao như thịt bò, thịt gà, gan, nghệ, củ cải, cá, hạt óc chó… có tác dụng thúc đẩy hoạt động tái tạo hồng cầu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do rong kinh, cường kinh kéo dài.

Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, các loại hạt ngũ cốc… vào trong chế độ ăn. Đặc biệt, đậu nành là một trong những loại thực phẩm giúp tăng cường nội tiết tố ở nữ giới.

Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể loại bỏ độc tố, bài tiết, vận chuyển dinh dưỡng vào cơ thể. Đồng thời, giúp điều hòa kinh nguyệt, tăng lượng máu kinh, cải thiện tình trạng ra máu kinh ít.

Tránh sử dụng rượu bia, cà phê, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng… Cần ăn uống đủ bữa, đúng giờ, tránh tình trạng nhịn ăn, bỏ bữa.

- Điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt

Căng thẳng, rối loạn tâm lý… là các nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng kinh nguyệt ra ít thất thường. Chính vì vậy, bên cạnh chế độ ăn uống, nữ giới nên có chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, tránh căng thẳng.

phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thìTập thể dục là phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì đơn giản và hiệu quả

Một số thói quen tốt nên duy trì mỗi ngày để giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì:

Ngủ đủ giấc, đảm bảo 7 – 8 giờ/ ngày. Không thức quá khuya, trước khi đi ngủ nên tránh các thiết bị điện tử ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích.

Tập luyện thể dục 30 - 45 phút mỗi ngày với các bộ môn có cường độ vừa phải như bóng rổ, bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga…

- Chăm sóc vệ sinh “cô bé” luôn sạch sẽ

Ở độ tuổi dậy thì, nữ giới chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc vệ sinh “vùng kín” đúng cách. Vì vậy, đã không có ít trường hợp bị viêm nhiễm, mắc các bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung... Để giúp nữ giới trong độ tuổi dậy thì chăm sóc “cô bé” luôn khỏe mạnh, chúng tôi sẽ xin chia sẻ một số lưu ý sau:

Vệ sinh “cô bé” hằng ngày từ 1 – 2 lần với nước sạch hoặc sử dụng các dung dịch vệ sinh làm sạch có độ pH dịu nhẹ, an toàn.

Khi vệ sinh, tránh thụt rửa quá sâu vào âm đạo, có thể khiến virus, nấm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm.

Thay quần lót hằng ngày và giặt sạch quần sạch sẽ, phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt nấm men và vi khuẩn tích tụ.

Đối với những ngày có kinh nguyệt, nên thay băng vệ sinh sau 4 – 5h sử dụng, ngay cả khi chỉ ra một lượng máu kinh nhỏ.

Mặc quần áo thoải mái, có chất liệu thấm hút tốt. Tránh mắc trang phục bó sát gây ẩm ướt, ngứa vùng kín.

- Sử dụng các thuốc giảm đau, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

Để điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì hiệu quả đối với các trường hợp thiếu máu, thống kinh… có thể sử dụng thêm một số loại thuốc giảm đau hoặc thực phẩm chức năng của các thương hiệu uy tín, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.

Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc bổ sung hormone và các loại thuốc đặc hiệu khi chưa có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Cách khắc phục kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì

Khi mới bước vào tuổi dậy thì và bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt, các bé gái cần chú ý hơn trong việc chăm sóc cơ thể, đặc biệt là vùng kín. Những lời khuyên sau đây có thể giúp tránh tình trạng kinh nguyệt ra ít và thất thường ở tuổi dậy thì:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh đồ ăn cay nóng;

Uống đủ nước. Mỗi ngày cần uống ít nhất 1.5 - 2 lít nước. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê...;

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức, tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài;

Hàng ngày vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách. Không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo;

Giữ vùng kín luôn khô ráo, thoáng mát;

Thay quần lót 1 - 2 lần/ ngày. Lựa chọn loại quần lót phù hợp kích cỡ;

Trong các ngày nguyệt san, cần thay băng vệ sinh mỗi 4 - 6 tiếng. Không lạm dụng loại băng vệ sinh hàng ngày.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....